TCVN ISO TS 17033:2023 về Công bố về khía cạnh đạo đức và thông tin hỗ trợ – Nguyên tắc và yêu cầu thế nào?
TCVN ISO TS 17033:2023 (ISO/TS 17033:2019) về Công bố về khía cạnh đạo đức và thông tin hỗ trợ – Nguyên tắc và yêu cầu thế nào?
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO/TS 17033:2023 (ISO/TS 17033:2019) về Công bố về khía cạnh đạo đức và thông tin hỗ trợ – Nguyên tắc và yêu cầu (Ethical claims and supporting information - Principles and requirements)
Phạm vi áp dụng của TCVN ISO TS 17033:2023 (ISO/TS 17033:2019) về Công bố về khía cạnh đạo đức và thông tin hỗ trợ – Nguyên tắc và yêu cầu:
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO/TS 17033:2023 (ISO/TS 17033:2019) bao gồm các nguyên tắc và yêu cầu đối với việc xây dựng và đưa ra các công bố về khía cạnh đạo đức và việc đưa ra các thông tin hỗ trợ, khi các tiêu chuẩn cụ thể chưa được xây dựng hoặc để bổ sung cho các tiêu chuẩn hiện có.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO/TS 17033:2023 được thiết kế nhằm sử dụng cho mọi loại hình tổ chức và có thể áp dụng cho tất cả các loại công bố về khía cạnh đạo đức liên quan đến sản phẩm, quá trình, dịch vụ hoặc tổ chức.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO/TS 17033:2023 cũng có thể được sử dụng bởi những người muốn tìm hiểu rõ hơn về các công bố đạo đức và việc sử dụng chúng. Tiêu chuẩn có thể hỗ trợ việc phát triển các chương trình cho các công bố đạo đức theo từng khía cạnh và lĩnh vực cụ thể.
TCVN ISO TS 17033:2023 về Công bố về khía cạnh đạo đức và thông tin hỗ trợ – Nguyên tắc và yêu cầu thế nào? (Hình từ Internet)
Yêu cầu đối với các công bố về khía cạnh đạo đức mang tính so sánh thế nào?
Căn cứ theo Mục 6 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO/TS 17033:2023 quy định về yêu cầu đối với các công bố về khía cạnh đạo đức mang tính so sánh như sau:
(1) Các công bố về khía cạnh đạo đức mang tính so sánh có thể được đưa ra giữa sản phẩm, dịch vụ hoặc quá trình của chính tổ chức và một trong các sản phẩm, dịch vụ hoặc quá trình hiện tại hoặc trước đây của tổ chức đó hoặc chuỗi cung ứng. Các công bố về khía cạnh đạo đức mang tính so sánh cũng có thể được đưa ra đối với một tổ chức theo thời gian. Việc so sánh các công bố về khía cạnh đạo đức theo thời gian được gọi là theo dõi kết quả thực hiện.
(2) Khi dữ liệu hỗ trợ cho một công bố về khía cạnh đạo đức được dự định sử dụng để theo dõi kết quả thực hiện, tức là tính toán sự thay đổi theo thời gian, đối với một sản phẩm, dịch vụ, quá trình hoặc tổ chức cụ thể, thì phải đáp ứng các yêu cầu sau đối với dữ liệu:
(i) các đánh giá phải được thực hiện tại các thời điểm khác nhau;
(ii) thay đổi theo thời gian phải được tính toán bằng cùng một phương pháp đối với tất cả các đánh giá tiếp theo.
(3) Công bố về khía cạnh đạo đức mang tính so sánh phải được đánh giá dựa trên một hoặc cả hai điều sau:
(i) quá trình trước đây của tổ chức;
(ii) sản phẩm hoặc dịch vụ trước đây của tổ chức.
(4) Việc so sánh chỉ được thực hiện bằng cách sử dụng một phương pháp luận đã được thừa nhận và tiêu chuẩn được thừa nhận quốc tế (8.3) khi thích hợp.
(5) Để hỗ trợ một cải tiến được công bố, việc so sánh cần được hỗ trợ bởi bằng chứng thu được từ những dữ liệu khách quan và có giá trị thống kê.
(6) Công bố về khía cạnh đạo đức mang tính so sánh liên quan đến tất cả các khía cạnh của đối tượng thuộc công bố phải:
(i) được lượng hóa và tính toán bằng cách sử dụng cùng một đơn vị đo;
(ii) dựa trên cùng một mẫu sản phẩm hoặc cùng một giai đoạn của chuỗi cung ứng;
(iii) được tính toán trong một khoảng thời gian thích hợp, thường là 12 tháng.
(7) Khi đưa ra một công bố về khía cạnh đạo đức mang tính so sánh về việc cải tiến, thì công bố này phải cụ thể và làm rõ cơ sở cho việc so sánh. Cụ thể là, công bố về khía cạnh đạo đức phải có liên quan đến cách thức thực hiện cải tiến bất kỳ gần đó.
Yêu cầu đối với việc thể hiện về công bố về khía cạnh đạo đức và thông tin hỗ trợ ra sao?
Căn cứ theo Mục 7 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO/TS 17033:2023 (ISO/TS 17033:2019) quy định về yêu cầu đối việc thể hiện về công bố về khía cạnh đạo đức và thông tin hỗ trợ như sau:
(1) Công bố về khía cạnh đạo đức phải được thể hiện theo cách phản ánh phạm vi của công bố đó và khi một khía cạnh của sản phẩm, dịch vụ, quá trình hoặc tổ chức không được bao gồm, thì phải nêu rõ điều đó trong công bố hoặc trong thông tin diễn giải.
(2) Thông tin diễn giải phải được đưa vào khi cần thiết để đảm bảo rằng ý nghĩa của công bố về khía cạnh đạo đức không bị hiểu sai bởi người tiếp nhận dự kiến (xem 9.6).
(3) Công bố về khía cạnh đạo đức phải được thể hiện theo cách chỉ rõ rằng công bố về khía cạnh đạo đức và thông tin diễn giải phải được đọc cùng nhau. Thông tin diễn giải phải ở kích cỡ hợp lý và phù hợp với công bố về khía cạnh đạo đức mà nó đi kèm.
(4) Phải tránh việc sử dụng các thuật ngữ khác nhau để hàm ý nhiều lợi ích.
(5) Để tăng cường hiểu biết đối với công bố về khía cạnh đạo đức, cá nhân hoặc tổ chức đưa ra công bố đó phải tạo điều kiện trao đổi thông tin với người tiếp nhận dự kiến, đặc biệt là người tiêu dùng.
CHÚ THÍCH: Chi tiết về các yêu cầu đối với việc thể hiện tại điểm bán hàng và các yêu cầu khác về thông tin, hãy xem Điều 9 Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO/TS 17033:2023 (ISO/TS 17033:2019).
(6) Công bố về khía cạnh đạo đức phải bao gồm hướng dẫn về cách thức tiếp cận thông tin hỗ trợ.
CHÚ THÍCH: Các liên kết thích hợp tới thông tin hỗ trợ có thể bao gồm đường dẫn liên kết đến trang tin điện tử hoặc mã phản hồi nhanh (QR).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tố tụng hình sự là gì? Ai ban hành Bộ luật Tố tụng Hình sự? 27 nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật Tố tụng Hình sự?
- Tốc độ tối đa của xe buýt từ 2025 theo Thông tư 38/2024 là bao nhiêu? Có những loại xe cơ giới nào?
- Thời điểm bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn trường trung học cơ sở? Tổ chuyên môn có tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên không?
- Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến hay, chọn lọc? Năm học 2024 2025, học sinh các cấp sẽ học theo chương trình mới đúng không?
- Trầm cảm là gì? Dấu hiệu trầm cảm là gì? Biến chứng nguy hiểm nhất của trầm cảm là gì theo Bộ Y tế?