TCVN 7583-1:2006 về bản vẽ kỹ thuật? Nguyên tắc chung ghi kích thước trong bản vẽ kỹ thuật ra sao?
Phạm vi áp dụng TCVN 7583-1:2006 về bản vẽ kỹ thuật thế nào?
TCVN 7583-1:2006 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 10 - Vẽ kỹ thuật biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006 và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
Theo đó, tiêu chuẩn này quy định nguyên tắc chung về ghi kích thước, áp dụng cho tất cả các loại bản vẽ kỹ thuật.
CHÚ THÍCH: Các hình vẽ trong tiêu chuẩn này chỉ nhằm minh họa cho văn bản mà không có dự định để phản ánh đúng ứng dụng trong thực tế. Do đó các hình vẽ này được vẽ đơn giản hóa chỉ nhằm minh họa các nguyên tắc chung áp dụng trong các lĩnh vực kỹ thuật có liên quan.
Các quy tắc bổ sung và riêng biệt hơn, cũng như các vấn đề chi tiết về cách ghi kích thước cho lĩnh vực xây dựng được nêu trong ISO 6284.
TCVN 7583-1:2006 về bản vẽ kỹ thuật? Nguyên tắc chung ghi kích thước trong bản vẽ kỹ thuật ra sao? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc chung ghi kích thước bản vẽ kỹ thuật ra sao?
Căn cứ tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn TCVN 7583-1:2006, việc ghi kích thước bản vẽ kỹ thuật cần phải đáp ứng các nguyên tắc chung như sau:
- Tất cả các kích thước, các ký hiệu bằng hình vẽ, cũng như các điều chú giải, phải được ghi trên bản vẽ sao cho chúng dễ đọc theo hướng cạnh phía dưới hoặc phía phải của bản vẽ (các hướng đọc chính).
- Các kích thước là một trong số vài loại yêu cầu về hình học, có thể được sử dụng để xác định một yếu tố hoặc thành phần một cách rõ ràng và không mơ hồ.
- Các loại yêu cầu về hình học khác, chúng rất thường dùng để xác định một cách rõ ràng cho yếu tố (Ví dụ trong lĩnh vực cơ khí) là dung sai hình học (hình dáng, hướng, vị trí và độ đảo), các yêu cầu về chất lượng bề mặt và các yêu cầu về góc (lượn, vát, vê tròn).
CHÚ THÍCH: Trong lĩnh vực xây dựng, dung sai thường được cho trong các tài liệu riêng biệt.
- Tất cả các thông tin về kích thước phải đầy đủ và ghi trực tiếp trên bản vẽ, trừ trường hợp thông tin này được chỉ rõ trong tài liệu có liên quan đi kèm theo.
- Mỗi yếu tố hoặc tương quan giữa các yếu tố chỉ được ghi kích thước một lần.
- Khi các kích thước dài được biểu thị cùng một loại đơn vị thì ký hiệu đơn vị đo có thể bỏ qua nhưng bản vẽ hoặc các tài liệu liên quan phải được công bố đơn vị đo đã sử dụng.
Nguyên tắc chung ghi kích thước bản vẽ kỹ thuật được xác định theo nội dung nêu trên.
Bản vẽ kỹ thuật có những yếu tố nào?
Căn cứ Mục 3 Tiêu chuẩn TCVN 7583-1:2006 như sau:
Các yếu tố (Features)
3.1.1. Yếu tố hình học (Geometrical feature)
Điểm, đường thẳng, hoặc bề mặt.
[ISO 14660-1:1999, Định nghĩa 2.1].
CHÚ THÍCH: Chữ “Hình học” có thể bỏ đi, nếu không gây ra hiểu lầm, do đó trong tiêu chuẩn này chỉ sử dụng một mình chữ “yếu tố”.
3.1.2. Yếu tố kích thước (Feature of size)
Hình dáng hình học được xác định bởi một kích thước chiều dài hoặc là kích thước góc, nó là một kích thước.
[ISO 14660-1:1999, Định nghĩa 2.2].
CHÚ THÍCH 1: Yếu tố kích thước có thể là một hình trụ, một hình cầu, hai bề mặt song song nhau, một hình nón hoặc một hình nêm.
CHÚ THÍCH 2: Trong các tiêu chuẩn Quốc tế, chẳng hạn ISO 286-1 hoặc ISO/R 1938-1, ý nghĩa của thuật ngữ “Plain workpiece” và “single feature” cũng gần gũi với ý nghĩa của thuật ngữ “yếu tố kích thước”.
3.1.3. Yếu tố tham chiếu (Reference feature)
Yếu tố được dùng làm gốc để xác định các yếu tố khác.
3.1.4. Yếu tố lặp lại (Repeated feature)
Sự lặp lại có chu kỳ của các yếu tố cùng với một khoảng cách hoặc góc so với một hay nhiều yếu tố tham chiếu.
3.2. Các đường để ghi kích thước
3.2.1. Đường tâm
Đường thẳng trên một bản vẽ, chỉ tâm hình học của (các) yếu tố được biểu diễn.
3.2.2. Đường kích thước
Đường thẳng hoặc đường cong trên một bản vẽ, nằm giữa hai yếu tố, hoặc giữa một yếu tố và một đường dóng, hoặc nằm giữa hai đường dóng, chỉ rõ kích thước về phương diện hình vẽ.
CHÚ THÍCH: Giá trị của kích thước và chỉ dẫn dung sai đi kèm với đường kích thước.
3.2.3. Đường dóng (Extensron line)
Đường thẳng nối (các) yếu tố được ghi kích thước và đầu mút của đường kích thước tương ứng.
3.2.4. Đường dẫn (Leader Line)
Đường để nối thông tin hoặc các yêu cầu, hoặc một đường tham chiếu với một yếu tố hoặc một đường kích thước.
CHÚ THÍCH: Chấp nhận theo ISO 128-22:1999.
3.2.5. Đường đối xứng (Line of symetry)
Đường thẳng trên một bản vẽ chỉ mặt phẳng hoặc trục đối xứng.
3.2.6. Vòng tròn gốc (Origin Circle)
Điểm bắt đầu để ghi kích thước “chạy” hoặc ghi kích thước theo tọa độ.
3.2.7. Dấu kết thúc (Terminator)
Chỉ rõ điểm kết thúc của một kích thước hoặc một đường dẫn. (Dấu kết thúc có thể có dạng mũi tên, vạch xiên.)
3.3. Kích thước (Dimensions)
3.3.1. Kích thước (Dimensions)
Khoảng cách giữa hai yếu tố, hoặc kích thước của một yếu tố kích thước.
CHÚ THÍCH: Có kích thước dài và kích thước góc.
3.3.2. Kích thước cơ sở (Basic dimensions)
Giá trị của kích thước (Dimensions value)
Giá trị bằng số của một kích thước, biểu thị theo một đơn vị cụ thể và chỉ định trên bản vẽ cùng với các đường và ký hiệu liên quan.
CHÚ THÍCH 1: Khi không ghi dung sai, kích thước cơ sở thường gọi là giá trị của kích thước.
CHÚ THÍCH 2: Đơn vị của kích thước phải là đơn vị đo chiều dài hoặc góc.
CHÚ THÍCH 3: Các giới hạn dung sai và / hoặc sai lệch cho phép được áp dụng cho kích thước cơ sở.
3.3.3. Kích thước dài (Linear dimensions)
Khoảng cách dài giữa 2 yếu tố hoặc kích thước dài của một yếu tố kích thước.
CHÚ THÍCH: Trong các bản vẽ cơ khí, các kích thước dài được phân loại theo cỡ, khoảng cách và bán kính (ISO/TR 14638).
3.3.4. Kích thước góc (Angular dimensions)
Góc giữa hai yếu tố hoặc góc của một yếu tố kích thước góc.
CHÚ THÍCH: Trong các bản vẽ cơ khí, các kích thước góc được phân loại theo cỡ góc, và khoảng cách góc.
3.5.5. Dung sai kích thước (Tolerance of dimensions)
Hiệu số giữa kích thước giới hạn trên và kích thước giới hạn dưới.
3.3.6. Kích thước phụ (Auxiliary dimensions)
Các kích thước dẫn xuất từ các kích thước khác chỉ dùng để biết thông tin.
3.4. Bố trí các kích thước (Arrangement of dimensions)
3.4.1. Ghi kích thước theo chuỗi (Chain dimensioning)
Phương pháp ghi kích thước trong đó các kích thước đơn được xếp theo một hàng.
3.4.2. Ghi kích thước theo tọa độ (Coordinate dimensinoning)
Phương pháp ghi kích thước, xuất phát từ một yếu tố tham chiếu theo một hệ tọa độ. Ví dụ: Tọa độ Đề-các hoặc tọa độ cực, xem ISO 10209-2
3.4.3. Ghi kích thước song song (Parallel dimensinoning)
Phương pháp ghi kích thước, xuất phát từ một yếu tố tham chiếu song song với đường kích thước, hoặc các đường kích thước đồng tâm.
3.4.4. Ghi kích thước chạy (Running dimensinoning)
Phương pháp ghi kích thước, xuất phát từ một yếu tố tham chiếu trong đó từng yếu tố được ghi kích thước.
3.4.5. Ghi kích thước theo bảng (Tabular dimensinoning)
Phương pháp ghi kích thước trong đó các yếu tố và / hoặc các kích thước được ký hiệu bởi các chữ số hoặc chữ cái còn giá trị kích thước được ghi vào các bảng.
Như vậy, khi thực hiện bản vẽ kỹ thuật cần chú ý các yếu tố nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?
- Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước gồm những ai? Trưởng Đoàn kiểm toán được cho phép thành viên nghỉ làm việc mấy ngày?
- Quyết định thi hành án treo cần phải ghi rõ những nội dung nào? Cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm gì?