TCVN 12594:2018 về thông tin cho người tham gia du lịch mạo hiểm như thế nào? Thông tin cung cấp trước khi đặt dịch vụ liên quan đến người tham gia bao gồm những gì?
Thông tin cung cấp trước khi đặt dịch vụ về hoạt động du lịch mạo hiểm gồm những gì?
Tại tiểu mục 4.2.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12594:2018 có nêu rõ thông tin cung cấp trước khi đặt dịch vụ về hoạt động du lịch mạo hiểm gồm:
Thông tin cung cấp trước khi đặt dịch vụ về hoạt động du lịch mạo hiểm phải bao gồm:
- Mô tả hoạt động du lịch mạo hiểm, các thành phần và giá cả dịch vụ;
- Số người tham gia tối thiểu và tối đa, số lượng người hướng dẫn và nhân viên khác;
- Các dịch vụ thành phần được cung cấp là một phần của hoạt động du lịch mạo hiểm sẽ được đặt trước, ví dụ:
+ Loại phương tiện vận chuyển sẽ sử dụng và mức độ thoải mái được cung cấp cho người tham gia, thông tin của nhà cung cấp bên thứ ba nếu có;
+ Loại hình lưu trú, tiêu chuẩn cơ sở lưu trú và cơ sở vật chất kỹ thuật, ví dụ: bố trí phòng tắm, tiện nghi và điều kiện nghỉ ngơi;
+ Thức ăn và đồ uống được cung cấp, bao gồm cả chế độ ăn kiêng đặc biệt;
+ Trang thiết bị được cung cấp;
+ Vật dụng chứa thiết bị trên địa hình gồ ghề, nếu cần thiết;
- Mức độ khó khăn (kèm theo giải thích về các tiêu chí) cho hoạt động du lịch mạo hiểm; đánh giá mức độ khó khăn phải tính đến các yếu tố như:
+ Mức độ cụ thể về sức khỏe thể lực hoặc khả năng tinh thần cần thiết của người tham gia;
+ Khoảng thời gian diễn ra hoạt động - cả chuyến đi và từng ngày;
+ Kiến thức và kỹ năng cần thiết;
+ Có yêu cầu về chứng nhận kỹ năng đặc biệt nào không;
+ Điều kiện khí hậu dự báo;
+ Những khó khăn của địa hình nơi thực hiện hoạt động mạo hiểm;
+ Mức độ khó và giải thích các tiêu chí, nếu có liên quan;
- Hành trình của hoạt động du lịch mạo hiểm:
+ (Các) địa điểm;
+ Thời gian ước tính từ khi khởi hành cho đến khi tới các địa điểm khác nhau;
+ Thời gian ước tính của (các) hoạt động;
+ Các khoảng thời gian rỗi;
- Hỗ trợ khẩn cấp sẵn có;
- Các cơ sở vật chất sẵn có cho người có nhu cầu đặc biệt, trẻ em hoặc người cao tuổi;
- Trong trường hợp người tham gia là một nhóm trẻ vị thành niên trong một hoạt động nhiều ngày, số lượng, giới tính và vai trò của người hướng dẫn và những người lớn đi kèm khác, ví dụ: cha mẹ;
- Thông tin về tính phù hợp của nơi các hoạt động du lịch mạo hiểm được thiết kế và chỉ định cho các nhóm người cụ thể, ví dụ: theo độ tuổi, giới tính hoặc khả năng;
- Thông tin chi tiết về chính quyền địa phương và tình hình chính trị;
- Thông tin cụ thể về luật pháp địa phương, ví dụ:
+ hạn chế số lượng khách, ví dụ: trong một khu bảo tồn thiên nhiên để giảm tác động của con người;
+ cấm đốt lửa hoặc sử dụng các chất tẩy rửa có thể làm mất sự cân bằng của môi trường tự nhiên.
TCVN 12594:2018 về thông tin cho người tham gia du lịch mạo hiểm như thế nào? Thông tin cung cấp trước khi đặt dịch vụ liên quan đến người tham gia bao gồm những gì?
Thông tin cung cấp trước khi đặt dịch vụ liên quan đến người tham gia bao gồm những gì?
Tại tiểu mục 4.2.4 Mục 4 có nêu rõ thông tin cung cấp trước khi đặt dịch vụ liên quan đến người tham gia bao gồm:
- Mô tả về bất kỳ hoạt động tập luyện, định hướng hoặc trình độ nào có trước khi tham gia hoạt động du lịch mạo hiểm và nơi tập luyện cho các hoạt động du lịch mạo hiểm ở đâu;
- Các yêu cầu về y tế, ví dụ: vắc-xin, tiêm chủng, phòng bệnh;
- Trang thiết bị hoặc quần áo mà người tham gia cần phải mang theo để tham gia vào hoạt động du lịch mạo hiểm một cách an toàn;
- Dữ liệu mà người tham gia được yêu cầu cung cấp;
- Mức độ thể lực tối thiểu.
Thông tin cung cấp trong khi thực hiện hoạt động du lịch mạo hiểm bao gồm những gì?
Tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12594:2018 có nêu rõ thông tin cung cấp trong khi thực hiện hoạt động du lịch mạo hiểm bao gồm:
Mục đích cung cấp thông tin trong suốt quá trình thực hiện hoạt động
Điều này đưa ra các thông tin phải được cung cấp từ sau khi đặt mua dịch vụ tham gia hoạt động du lịch mạo hiểm cho đến khi kết thúc hoạt động.
Thông tin được cung cấp trong quá trình thực hiện hoạt động có các mục đích sau:
- Cung cấp cho người tham gia những chỉ dẫn rõ ràng để đảm bảo sự tham gia của họ vào hoạt động an toàn nhất có thể;
- Giúp người tham gia ý thức được bất cứ thay đổi nào đối với hoạt động, thời gian rảnh rỗi và bất cứ điều gì họ cần làm hoặc có thể làm để ứng phó với những thay đổi đó.
CHÚ THÍCH: Những thay đổi có thể xảy ra do những vấn đề phát sinh trong môi trường như thời tiết bất lợi, tai nạn hay bệnh tật, thiết bị trục trặc, v.v. Điều quan trọng là người tham gia phải được thông báo đầy đủ để họ có thể ứng phó được với sự thay đổi. Việc ứng phó có thể liên quan đến việc thực hiện các hướng dẫn mới từ người hướng dẫn như quản lý sự cố và các rủi ro liên quan, hoặc người tham gia có thể lựa chọn dừng hoạt động.
Thông tin cung cấp trong suốt quá trình thực hiện hoạt động
Thông tin tối thiểu được cung cấp trong suốt quá trình thực hiện hoạt động bao gồm:
- Chỉ dẫn về những hành động trong từng bước của hoạt động và những gì người tham gia cần làm;
- Bất kỳ thay đổi nào về thông tin hoạt động được cung cấp trước đó, ví dụ: rủi ro, người hướng dẫn, thời gian, thời gian rỗi, địa điểm hoặc phương tiện đi lại;B
- Ứng phó với sự cố và tình trạng khẩn cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?