Tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón làm sai lệch nội dung bị phạt bao nhiêu tiền?
Tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón làm sai lệch nội dung bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ Nghị định 31/2023/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh đối với từng hành vi vi phạm hành chính về Trồng trọt.
Mức phạt đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón làm sai lệch được quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 31/2023/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về buôn bán phân bón (trừ hoạt động nhập khẩu phân bón)
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.
Đồng thời, căn cứ nội dung được quy định tại Điều 5 Nghị định 31/2023/NĐ-CP như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về trồng trọt (trừ phân bón) đối với cá nhân là 50.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính về phân bón đối với cá nhân là 100.000.000 đồng.
3. Mức phạt tiền quy định tại chương II, chương III của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại chương IV của Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, theo quy định thì hành vi tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón làm sai lệch nội dung bị phạt như sau:
- Đối với cá nhân vi phạm: Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
- Đối với tổ chức vi phạm: Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
Tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón làm sai lệch nội dung bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Có phải nộp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón hay không?
Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 22 Nghị định 31/2023/NĐ-CP về biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
Vi phạm quy định về buôn bán phân bón (trừ hoạt động nhập khẩu phân bón)
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy đối với phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hoặc phân bón có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hết hiệu lực hoặc phân bón đã bị hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Buộc nộp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì tổ chức, cá nhân có hành vi tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón làm sai lệch nội dung sẽ phải nộp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón.
Nghị định 31/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày nào?
Căn cứ quy định tại Điều 39 Nghị định 31/2023/NĐ-CP về hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 7 năm 2023.
2. Nghị định này thay thế các quy định tại các văn bản sau đây:
a) Các nội dung quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, thời hiệu xử phạt, hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực giống cây trồng quy định từ Điều 1 đến Điều 18 Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
b) Các nội dung quy định về thẩm quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng tại các Điều 32, 39 và 40 của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật;
c) Nghị định số 55/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón;
d) Các nội dung quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng tại khoản 7 Điều 1 Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
Như vậy, theo nội dung quy định nêu trên thì Nghị định 31/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 28/7/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiền học thêm được thu và quản lý thế nào theo Thông tư 29/2024? Cơ sở dạy thêm có trách nhiệm gì trong quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm?
- Hồ sơ quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình trong danh mục hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng bao gồm những gì?
- Hàng hóa nguy hiểm được phân loại thế nào? Thuốc nổ là hàng hóa nguy hiểm được vận chuyển qua hầm không?
- Theo Bộ luật Tố tụng hình sự, nguyên tắc suy đoán vô tội được quy định thế nào? Quy định về việc xác định tuổi của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi?
- Bước cuối cùng trong việc thực hiện bảo trì công trình xây dựng là gì? Quy định về hồ sơ bảo trì công trình xây dựng?