Tập trung thực hiện hiệu quả, thực chất cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh phát triển kinh tế số theo chỉ đạo tại Nghị quyết 103/2023/QH15 phải không?

Tập trung thực hiện hiệu quả, thực chất cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh phát triển kinh tế số theo chỉ đạo tại Nghị quyết 103/2023/QH15 phải không? Câu hỏi của bạn T.Q ở Hà Nội

Tập trung thực hiện hiệu quả, thực chất cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh phát triển kinh tế số theo chỉ đạo tại Nghị quyết 103/2023/QH15?

Nghị quyết 103/2023/QH15 đã đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2024. Theo đó, về thực hiện hiệu quả, thực chất cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh phát triển kinh tế số thực hiện như sau:

Tập trung thực hiện hiệu quả, thực chất cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực và trong nội ngành gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế.

Tập trung phục hồi, phát triển các ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất chíp bán dẫn, để trở thành một động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tiếp tục cơ cấu lại các khu vực nông nghiệp, dịch vụ, nhất là những ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế, giá trị gia tăng gắn với phát triển thị trường, bảo đảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ, xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam; bảo đảm an ninh lương thực và đẩy mạnh xuất khẩu nông sản.

Thúc đẩy phát triển và quản lý chặt chẽ các thị trường thương mại điện tử, tiền tệ, chứng khoán, bảo hiểm, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản...

Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại thu chi ngân sách nhà nước, nâng cao hiệu quả quản lý, phân bổ, sử dụng ngân sách nhà nước; khẩn trương trình cấp có thẩm quyền Đề án đổi mới cơ chế phân cấp quản lý, phân bổ ngân sách nhà nước theo hướng tăng cường tính chủ đạo của ngân sách trung ương và nâng cao tính chủ động, tích cực, linh hoạt của ngân sách địa phương, nhất là về thu ngân sách nhà nước và chi đầu tư phát triển.

Tiếp tục cơ cấu lại đầu tư công, nhất là vốn vay nước ngoài, bảo đảm thực chất, hiệu quả; tập trung vốn cho các công trình trọng điểm quốc gia, không để tình trạng dàn trải, manh mún, chia cắt, lãng phí, kém hiệu quả.

Triển khai quyết liệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025; tập trung thực hiện có hiệu quả phương án xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, dự án thua lỗ. Nâng cao hiệu quả hoạt động gắn với cơ cấu lại hệ thống doanh nghiệp nhà nước; phát huy, khai thác hiệu quả nguồn vốn đầu tư của tập đoàn, tổng công ty nhà nước vào các dự án quy mô lớn, tác động dẫn dắt, lan tỏa trong các ngành kinh tế chủ lực, các ngành, lĩnh vực mới để góp phần thúc đẩy tăng trưởng; quyết liệt chỉ đạo, xử lý từng bước dứt điểm các vấn đề tồn đọng kéo dài.

Tăng cường liên kết giữa tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã với các thành phần kinh tế khác; tổ chức triển khai hiệu quả Luật Hợp tác xã năm 2023. Khuyến khích phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Triển khai Nghị quyết 41-NQ/TW năm 2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Thu hút có chọn lọc các dự án đầu tư nước ngoài, nhất là trong những ngành, lĩnh vực mới nổi gắn kết chặt chẽ với thị trường trong nước và các doanh nghiệp trong nước, tham gia sâu rộng hơn vào các chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu.

Tập trung thực hiện hiệu quả, thực chất cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh phát triển kinh tế số theo chỉ đạo tại Nghị quyết 103/2023/QH15?

Tập trung thực hiện hiệu quả, thực chất cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh phát triển kinh tế số theo chỉ đạo tại Nghị quyết 103/2023/QH15? (Hình ảnh từ Internet)

Quan điểm nào về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam được nêu ra tại Nghị quyết 41-NQ/TW?

Căn cứ theo chỉ đạo tại Nghị quyết 41-NQ/TW năm 2023 thì có những quan điểm sau:

- Đội ngũ doanh nhân có vị trí, vai trò quan trọng, là một trong những lực lượng nòng cốt góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế; xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Tăng cường liên kết, hợp tác trong đội ngũ doanh nhân, giữa doanh nhân với công nhân, nông dân, trí thức cùng thực hiện mục tiêu phát triển đất nước.

- Xây dựng, tôn vinh, cổ vũ đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, khát vọng cống hiến, thượng tôn pháp luật, góp phần phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh của đội ngũ doanh nhân Việt Nam, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, an toàn, bình đẳng để doanh nghiệp phát triển và cống hiến là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và đội ngũ doanh nhân gắn với quá trình hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Các chỉ tiêu chủ yếu nào về phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 được nêu ra tại Nghị quyết 103/2023/QH15?

Tại Điều 2 Nghị quyết 103/2023/QH15 đã nêu ra các chỉ tiêu sau:

(1) Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) từ 6,0 - 6,5%.

(2) GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.700 - 4.730 đô la Mỹ (USD).

(3) Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1 - 24,2%.

(4) Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4,0 - 4,5%.

(5) Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 4,8 - 5,3%.

(6) Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 26,5%.

(7) Tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 69%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 28 - 28,5%

(8) Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%.

(9) Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm trên 1%.

(10) Số bác sĩ trên 10.000 dân đạt khoảng 13,5 bác sĩ.

(11) Số giường bệnh trên 10.000 dân đạt khoảng 32,5 giường bệnh.

(12) Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 94,1% dân số.

(13) Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 80%.

(14) Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 95%.

(15) Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 92%.

580 lượt xem
Kinh tế xã hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Kết hợp kinh tế xã hội với quốc phòng trong công nghiệp, thương mại và dịch vụ như thế nào?
Pháp luật
Giai đoạn phát triển hình thái kinh tế xã hội? Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam có nhiều thành phần kinh tế không?
Pháp luật
5 hình thái kinh tế xã hội là gì? Ví dụ về hình thái kinh tế xã hội ở Việt Nam chi tiết thế nào?
Pháp luật
Tập trung thực hiện hiệu quả, thực chất cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh phát triển kinh tế số theo chỉ đạo tại Nghị quyết 103/2023/QH15 phải không?
Pháp luật
Tình hình kinh tế xã hội tháng 1/2023 như thế nào? Những khó khăn nào được dự đoán trong thời gian tới?
Pháp luật
Việc kết hợp quốc phòng với kinh tế xã hội và kinh tế xã hội với quốc phòng được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kinh tế xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kinh tế xã hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào