Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy hơn nữa vai trò của Hội Luật gia Việt Nam trong tình hình mới?
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Hội Luật gia Việt Nam?
Theo quy định tại Điều 4 Quyết định 770/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Hội Luật gia Việt Nam cụ thể như sau:
(1) Tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.
(2) Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hội.
(3) Không vì mục đích lợi nhuận.
Thực trạng tại các tổ chức của Hội Luật gia hiện nay?
Nêu ra những vấn đề thực trạng hiện nay tại các tổ chức của Hội Luật gia thì tại Chỉ thị 14-CT/TW năm 2022 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Luật gia Việt Nam có nêu ra như sau:
Những năm qua, thực hiện Chỉ thị số 56-CT/TW của Bộ Chính trị khoá VIII và Kết luận số 19-KL/TW của Ban Bí thư khoá XI về Hội Luật gia Việt Nam, cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền các cấp đã quan tâm đẩy mạnh củng cố, xây dựng, phát triển tổ chức và hoạt động của Hội Luật gia các cấp.
Hội Luật gia Việt Nam đã có bước phát triển tích cực, hệ thống tổ chức được thành lập từ Trung ương đến cơ sở, số lượng đội ngũ hội viên tăng lên, chất lượng được nâng cao;
Tham gia tích cực, hiệu quả vào công tác xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật, cải cách tư pháp, cải cách hành chính; phổ biến, giáo dục pháp luật; tư vấn, trợ giúp pháp lý; phản biện xã hội, giám sát thi hành pháp luật; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và vi phạm pháp luật..., đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, tổ chức của Hội Luật gia, nhất là ở cơ sở chưa chặt chẽ, thống nhất; một bộ phận hội viên còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, tính chủ động và tinh thần trách nhiệm chưa cao.
Ở một số nơi, phương thức hoạt động chậm được đổi mới, chất lượng, hiệu quả còn hạn chế... Một số cấp uỷ, tổ chức đảng chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của Hội Luật gia Việt Nam, chưa xác định rõ tính chất, đặc thù của Hội trong hệ thống chính trị, thiếu quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Hội.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy hơn nữa vai trò của Hội Luật gia Việt Nam trong tình hình mới?
Nhiệm vụ của các cấp uỷ, tổ chức đảng trong việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy hơn nữa vai trò của Hội Luật gia Việt Nam trong tình hình mới?
Đối với nhiệm vụ của các cấp uỷ, tổ chức đảng trong việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy hơn nữa vai trò của Hội Luật gia Việt Nam trong tình hình mới thì tại Chỉ thị 14-CT/TW năm 2022 tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Luật gia Việt Nam có quy định như sau:
(1) Cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp quán triệt sâu sắc, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, trách nhiệm của Hội Luật gia Việt Nam - tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp; hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ đối với Hội Luật gia Việt Nam nhằm phát huy các cấp Hội, hội viên Hội Luật gia tích cực đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
(2) Tiếp tục củng cố, kiện toàn, xây dựng Hội Luật gia Việt Nam ngày càng vững mạnh về tổ chức. Thường xuyên chăm lo xây dựng, bồi dưỡng, giáo dục, đào tạo đội ngũ cán bộ, hội viên về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác chuyên môn, nghiệp vụ. Chú trọng làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác kiểm tra, giám sát hội viên trong tổ chức, hoạt động.
(3) Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động của Hội Luật gia, tập trung hướng về cơ sở, thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, Điều lệ của Hội; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức hoạt động của các cấp Hội.
Nâng cao chất lượng tham gia xây dựng pháp luật; tăng cường tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; giám sát việc thi hành pháp luật.
Tích cực thực hiện tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, nhất là cho người nghèo, đối tượng chính sách, vùng sâu, vùng xa; tham gia công tác tiếp dân, giải quyết tranh chấp ngoài toà án, hoà giải ở cơ sở...
Chủ động tham gia công tác cải cách tư pháp, cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, công tác tuyển chọn thẩm phán, kiểm sát viên, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng hội thẩm nhân dân; tham gia tư vấn công tác đặc xá, tái hoà nhập cộng đồng đối với các phạm nhân.
(4) Phát huy vai trò của Hội Luật gia trong công tác đối ngoại nhân dân; tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức và cá nhân tiến bộ trong khu vực và thế giới; tích cực bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng;
Tuyên truyền giới thiệu chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ra nước ngoài, phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch; vận động luật gia là người Việt Nam định cư ở nước ngoài đóng góp xây dựng quê hương, đất nước.
Chủ động nghiên cứu, đề xuất với Đảng, Nhà nước về cơ sở pháp lý phục vụ cho bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, góp phần đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc.
(5) Đảng đoàn Quốc hội tiếp tục lãnh đạo, phát huy Hội Luật gia Việt Nam tham gia tích cực, hiệu quả công tác nghiên cứu, đề xuất, phản biện, kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
(6) Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo Chính phủ sớm thể chế hoá nội dung Chỉ thị này; chỉ đạo các bộ, ngành và chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Hội Luật gia các cấp; nghiên cứu chuyển giao những dịch vụ công phù hợp với khả năng của Hội Luật gia, thực hiện cơ chế giao việc, khoán kinh phí theo quy định của pháp luật.
(7) Ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ của mình lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt nội dung Chỉ thị này; phối hợp với đảng uỷ cơ quan xây dựng, củng cố tổ chức Hội Luật gia ở cơ quan, đơn vị mình, quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Hội và hội viên.
(8) Các tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Hội Luật gia; phân công lãnh đạo cấp uỷ phụ trách Hội Luật gia. Định kỳ hoặc khi cần thiết, thường trực cấp uỷ nghe báo cáo và chỉ đạo công tác của Hội Luật gia. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc Hội Luật gia các cấp thực hiện nhiệm vụ được giao.
Lãnh đạo việc xây dựng, kiện toàn tổ chức của Hội Luật gia các cấp phù hợp với yêu cầu, thực tiễn của địa phương theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tăng cường giao nhiệm vụ cho các cấp Hội Luật gia phù hợp với khả năng của từng cấp hội tham gia xây dựng và phát triển địa phương.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?