TAND tối cao đề xuất xây dựng luật về xử lý người chưa thành niên phạm tội? Tăng thẩm quyền truy tố cho viện kiểm sát?

TAND tối cao đề xuất xây dựng luật về xử lý người chưa thành niên phạm tội đúng không? Có phải sẽ tăng thẩm quyền truy tố cho viện kiểm sát? - Phương Trâm (Lâm Đồng)

Người chưa thành niên là người bao nhiêu tuổi?

Hiện nay, quy định về độ tuổi người chưa thành niên được nêu rõ tại Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể như sau:

Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Theo đó, người chưa thành niên được xác định là người chưa đủ 18 tuổi.

TAND tối cao đề xuất xây dựng luật về xử lý người chưa thành niên phạm tội? Tăng thẩm quyền truy tố cho viện kiểm sát?

TAND tối cao đề xuất xây dựng luật về xử lý người chưa thành niên phạm tội? Tăng thẩm quyền truy tố cho viện kiểm sát? (Hình từ Internet)

Người dưới 18 tuổi sẽ chịu trách nhiệm hình sự đối với những tội nào?

Căn cứ tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự có nêu như sau:

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.

Như vậy, theo quy định trên thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng tại 01 trong 28 tội danh được đề cập đến ở trên.

Trong khi đó, người từ đủ 16 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật Hình sự 2015 có quy định khác.

TAND tối cao đề xuất xây dựng luật về xử lý người chưa thành niên phạm tội? Tăng thẩm quyền truy tố cho viện kiểm sát?

Ngày 10/4/2023, tại phiên họp thứ 22 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chánh án TAND tối cao đã trình bày Tờ trình tóm tắt đề nghị xây dựng Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Pháp lệnh chi phí tố tụng.

Về xây dựng Luật Tư pháp người chưa thành niên, Phó Chánh án Nguyễn Văn Tiến cho biết: TANDTC dự kiến xây dựng dự án Luật này với 6 chính sách, cụ thể như sau:

Chính sách 1 - Đổi mới, xây dựng quy trình thủ tục tố tụng thân thiện: Quy định thủ tục tố tụng thân thiện; Cho phép Viện kiểm sát được quyền truy tố người chưa thành niên theo mức hình phạt chỉ bằng 1/2 mức hình phạt trong khung hình phạt tương ứng; Quy định trình tự, thủ tục tố tụng đối với trường hợp người chưa thành niên được áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng tại phiên tòa theo 2 giai đoạn.

Chính sách 2 - Xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật về hình phạt đối với người chưa thành niên: Kế thừa, phát triển một số quy định hiện hành và sửa đổi, bổ sung như sau: Hệ thống hình phạt áp dụng với người chưa thành niên bao gồm: Cải tạo không giam giữ; Giáo dục tại trường giáo dưỡng; Tù có thời hạn; Quy định cụ thể khung hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên.

Chính sách 3 - Xây dựng, hoàn thiện quy định của pháp luật về biện pháp xử lý chuyển hướng. Chính sách này kế thừa, phát triển các quy định hiện hành về các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự và sửa đổi, bổ sung như sau: Quy định điều kiện áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng; xác định 7 biện pháp chuyển hướng; Quy định trình tự, thủ tục và thi hành biện pháp xử lý chuyển hướng.

Chính sách 4 - Quy định cơ chế điều phối quốc gia về tư pháp người chưa thành niên, trong đó đề xuất quy định: Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thực hiện chức năng điều phối về tư pháp người chưa thành niên; Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan điều phối; Nguyên tắc, tiêu chí và điều kiện quản lý, sử dụng quỹ hỗ trợ tư pháp người chưa thành niên.

Chính sách 5 - Quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của người làm công tác xã hội trong tư pháp hình sự người chưa thành niên. Quy định điều kiện, quyền và nghĩa vụ của người làm công tác xã hội tham gia hoạt động tư pháp người chưa thành niên.

Chính sách 6 - Đổi mới cơ chế thi hành án và tái hoà nhập cộng đồng đối với người chưa thành niên. Quy định trình tự, thủ tục thi hành án phạt cải tạo không giam giữ, thi hành án treo; thi hành án phạt giáo dục tại trường giáo dưỡng; thi hành án phạt tù và tái hòa nhập cộng đồng.

(Nguồn: Cổng TTĐT Tòa án nhân dân tối cao)

Về quan điểm, Tòa án nhân dân tối cao cho rằng công tác bảo vệ người chưa thành niên vẫn còn bất cập; tình trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật, bị xâm hại vẫn còn diễn biến phức tạp và có xu hướng gia tăng.

Do đó, việc xây dựng một đạo luật chuyên biệt về tư pháp người chưa thành niên nhằm nâng cao hiệu quả phòng chống vi phạm pháp luật của người chưa thành niên, đồng thời bảo vệ tốt nhất các quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên tham gia tố tụng, thúc đẩy việc tái hòa nhập của người chưa thành niên, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật và bảo vệ lợi ích của xã hội và cộng đồng.

Người chưa thành niên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Có được sử dụng người chưa thành niên làm phục vụ phòng karaoke?
Pháp luật
Người chưa thành niên vi phạm hành chính bị xử lý thế nào? Nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội được quy định như thế nào?
Pháp luật
Tuổi vị thành niên là bao nhiêu tuổi? Năng lực hành vi dân sự của người thành niên được xác định như thế nào?
Pháp luật
Thời gian tạm giữ tối đa đối với người chưa thành niên theo thủ tục hành chính là bao lâu theo quy định?
Pháp luật
Khi nào người chưa thành niên được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính? Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính là gì?
Pháp luật
Người chưa thành niên có người giám hộ gây thiệt hại về tài sản nhưng không đủ khả năng bồi thường thì người giám hộ có đương nhiên bồi thường thay?
Pháp luật
Biện pháp quản lý tại gia đình được áp dụng thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trong trường hợp nào?
Pháp luật
Người chưa thành niên có thể làm những công việc gì? Thời gian làm việc của người chưa thành niên được quy định thế nào?
Pháp luật
Phòng xử án là gì? Bàn ghế trong phòng xét xử người chưa thành niên được thiết kế theo kiểu nào?
Pháp luật
Người chưa thành niên có được tự mình thực hiện việc tặng cho di sản thừa kế là quyền sử dụng đất cho người khác không?
Pháp luật
Mẫu Quyết định cưỡng chế buộc giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người chưa thành niên
Tác giả Nguyễn Trần Hoàng Quyên Nguyễn Trần Hoàng Quyên Lưu bài viết
2,370 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người chưa thành niên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người chưa thành niên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào