Tải về 06 mẫu Nghị định 19/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 48/2019/NĐ-CP về quản lý hoạt động phương tiện vui chơi giải trí dưới nước ở đâu?
- Tải về 06 mẫu Nghị định 19/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 48/2019/NĐ-CP về quản lý hoạt động phương tiện vui chơi giải trí dưới nước ở đâu?
- Phương tiện, người lái phương tiện khi tham gia hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước thì cần đáp ứng những điều kiện như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân khai thác vùng hoạt động và cung cấp dịch vui chơi, giải trí dưới nước có trách nhiệm như thế nào?
- Người tham gia hoạt động vui chơi giải trí dưới nước có trách nhiệm như thế nào?
Tải về 06 mẫu Nghị định 19/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 48/2019/NĐ-CP về quản lý hoạt động phương tiện vui chơi giải trí dưới nước ở đâu?
Ngày 23/02/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 19/2024/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 48/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động của phương tiện phục vụ vui chơi, giải trí dưới nước.
Theo đó, Tại Nghị định 19/2024/NĐ-CP Chính phủ đã ban hành 06 mẫu sửa đổi bổ sung Nghị định 48/2019/NĐ-CP.
Cụ thể theo Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 19/2024/NĐ-CP danh sách 06 mẫu của Nghị định 19/2024/NĐ-CP bao gồm:
Mẫu ban hành kèm theo Nghị định 19/2024/NĐ-CP | Tải về đầy đủ |
Mẫu số 01: Quyết định công bố mở, cho phép hoạt động vui chơi giải trí tại vùng 2 | |
Mẫu số 02: Quyết định công bố đóng, không cho phép hoạt động vui chơi giải trí tại vùng 2 | |
Mẫu số 03: Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện vui chơi giải trí dưới nước | |
Mẫu số 04: Đơn đề nghị đăng ký phương tiện vui chơi giải trí dưới nước (dùng cho phương tiện đăng ký lại) | |
Mẫu số 05: Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đăng ký phương tiện vui chơi giải trí dưới nước | |
Mẫu số 06: Đơn đề nghị xóa đăng ký phương tiện vui chơi giải trí dưới nước |
Tải về 06 mẫu Nghị định 19/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 48/2019/NĐ-CP về quản lý hoạt động phương tiện vui chơi giải trí dưới nước ở đâu? (Hình từ Internet)
Phương tiện, người lái phương tiện khi tham gia hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước thì cần đáp ứng những điều kiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 48/2019/NĐ-CP quy định điều kiện để phương tiện, người lái phương tiện khi tham gia hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước cụ thể như sau:
- Phương tiện phục vụ hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước phải thực hiện đăng kiểm theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành và đăng ký theo quy định tại Nghị định 48/2019/NĐ-CP, trừ phương tiện đã được đăng ký theo các quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa hoặc pháp luật về hàng hải.
- Đối với người lái phương tiện vui chơi, giải trí dưới nước
+ Người lái phương tiện hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước phải đủ 15 tuổi trở lên, đảm bảo về sức khỏe;
+ Người lái phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 05 sức ngựa phải có giấy chứng nhận lái phương tiện theo quy định;
+ Người lái phương tiện phải mặc áo phao trong suốt thời gian tham gia hoạt động vui chơi, giải trí;
+ Người lái phương tiện không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định 48/2019/NĐ-CP phải được hướng dẫn về kỹ năng an toàn do tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ tổ chức trước khi điều khiển phương tiện hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước.
Tổ chức, cá nhân khai thác vùng hoạt động và cung cấp dịch vui chơi, giải trí dưới nước có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 48/2019/NĐ-CP quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác vùng hoạt động và cung cấp dịch vui chơi, giải trí dưới nước như sau:
(1) thường xuyên kiểm tra điều kiện an toàn của phương tiện, thiết bị.
(2) Bố trí đầy đủ áo phao, thiết bị cứu sinh, thiết bị phòng cháy, chữa cháy theo quy định.
(3) Chỉ được phép tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí trong khoảng thời gian theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 48/2019/NĐ-CP và phải có phương án bảo đảm an ninh, an toàn, cứu hộ, cứu nạn và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.
(4) Tập huấn, hướng dẫn kỹ năng an toàn cho người tham gia hoạt động vui chơi, giải trí.
(5) Không đưa phương tiện vào hoạt động khi không đảm bảo các điều kiện an toàn theo quy định.
(6) Không cho phép người lái phương tiện vui chơi, giải trí dưới nước điều khiển phương tiện ra khỏi vùng hoạt động đã được quy định.
(7) Có cảnh báo, chỉ dẫn về điều kiện khí hậu, thời tiết, sức khỏe và các yếu tố liên quan khi cung cấp dịch vụ; khuyến cáo những trường hợp không được tham gia hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước.
(8) Bố trí khu vực bến, bãi neo đậu cho các phương tiện; các phương tiện vui chơi, giải trí chỉ được phép neo đậu ở những nơi quy định.
(9) Bố trí báo hiệu theo quy định; trường hợp không bố trí báo hiệu thì phải bố trí phao và cờ hiệu như sau:
- Đường kính phao tối thiểu là 50 cm, cờ hiệu 50 x 60 cm;
- Khoảng cách giữa hai phao hoặc cờ hiệu là 10 m.
Người tham gia hoạt động vui chơi giải trí dưới nước có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo Điều 12 Luật Du lịch 2017 quy định trách nhiệm của khách du lịch như sau:
(1) Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa địa phương, bảo vệ và giữ gìn tài nguyên du lịch, môi trường du lịch; không gây phương hại đến hình ảnh quốc gia, truyền thống văn hóa dân tộc của Việt Nam.
(2) Thực hiện nội quy của khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch.
(3) Thanh toán tiền dịch vụ theo hợp đồng, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
(4) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự.
Đồng thời, căn cứ theo Điều 8 Nghị định 48/2019/NĐ-CP quy định trách nhiệm của người tham gia hoạt động vui chơi dưới nước như sau:
Ngoài việc thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 12 Luật Du lịch 2017, người tham gia hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước phải mặc áo phao trong suốt thời gian tham gia hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước và tự chịu trách nhiệm về tình trạng sức khỏe của mình khi tham gia hoạt động vui chơi, giải trí dưới nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?