Tài liệu quản lý an toàn khi tiến hành hoạt động dầu khí gồm những gì? Nội dung thẩm định các tài liệu về quản lý an toàn dầu khí là gì?
Tài liệu quản lý an toàn khi tiến hành hoạt động dầu khí gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 39 Nghị định 45/2023/NĐ-CP quy định các tài liệu về quản lý an toàn khi tiến hành hoạt động dầu khí bao gồm:
- Chương trình quản lý an toàn gồm các nội dung chính sau:
+ Chính sách và các mục tiêu về an toàn;
+ Tổ chức công tác an toàn, phân công trách nhiệm về công tác an toàn;
+ Chương trình huấn luyện an toàn; yêu cầu về năng lực, trình độ và kinh nghiệm của người lao động;
+ Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia, quy định an toàn, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc các tiêu chuẩn khác phù hợp với thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế được chấp nhận chung;
+ Đánh giá sự tuân thủ pháp luật bao gồm các yêu cầu phải thực hiện theo quy định về giấy phép, giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
+ Quản lý an toàn của các nhà thầu dịch vụ, tổ chức, cá nhân.
- Báo cáo đánh giá rủi ro bao gồm các nội dung chính sau:
+ Xác định mục đích và các mục tiêu đánh giá rủi ro;
+ Mô tả các hoạt động, các công trình dầu khí;
+ Xác định, phân tích, đánh giá rủi ro định tính và định lượng;
+ Các biện pháp giảm thiểu rủi ro.
- Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp phải dựa trên kết quả báo cáo đánh giá rủi ro bao gồm các nội dung chính sau:
+ Mô tả và phân loại các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra;
+ Sơ đồ tổ chức, phân cấp trách nhiệm, trách nhiệm của từng cá nhân, hệ thống báo cáo khi xảy ra sự cố, tai nạn hoặc xuất hiện các tình huống nguy hiểm;
+ Quy trình ứng cứu các tình huống;
+ Mô tả các nguồn lực bên trong và bên ngoài sẵn có hoặc sẽ huy động để ứng cứu hiệu quả các tình huống khẩn cấp;
+ Địa chỉ liên lạc và thông tin trong ứng cứu khẩn cấp với các bộ phận nội bộ và báo cáo các cơ quan có thẩm quyền liên quan;
+ Kế hoạch huấn luyện và diễn tập ứng cứu khẩn cấp;
+ Kế hoạch khôi phục hoạt động của công trình dầu khí bao gồm công tác điều tra, đánh giá nguyên nhân, hậu quả để tái lập và nâng cao mức an toàn của công trình;
+ Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp phải phù hợp với hệ thống ứng cứu khẩn cấp của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, địa phương và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (đối với các đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, các liên doanh dầu khí và các nhà thầu dầu khí);
+ Các tổ chức, cá nhân hoạt động dầu khí có thể hợp tác để xây dựng kế hoạch ứng cứu khẩn cấp chung.
Tài liệu quản lý an toàn khi tiến hành hoạt động dầu khí gồm những gì? Nội dung thẩm định các tài liệu về quản lý an toàn dầu khí là gì? (Hình từ Internet)
Nội dung thẩm định các tài liệu về quản lý an toàn dầu khí là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 40 Nghị định 45/2023/NĐ-CP quy định nội dung thẩm định các tài liệu về quản lý, an toàn dầu khí như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt các tài liệu về quản lý an toàn
...
2. Nội dung thẩm định các tài liệu về quản lý an toàn bao gồm:
a) Đánh giá sự phù hợp của hồ sơ, tài liệu theo quy định của Luật Dầu khí và Nghị định này;
b) Đánh giá sự phù hợp, tính chính xác của nội dung trong các tài liệu;
c) Xem xét thực tế tại công trình dầu khí (nếu cần thiết).
Theo như quy định trên, các tài liệu về quản lý an toàn dầu khí được thẩm định theo các nội dung trên.
Hồ sơ gốc đề nghị phê duyệt các tài liệu về quản lý an toàn dầu khí bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 45/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt các tài liệu về quản lý an toàn
1. Trước khi tiến hành các hoạt động khoan tìm kiếm thăm dò dầu khí, xây dựng mới hoặc hoán cải công trình dầu khí, thu dọn công trình dầu khí khi kết thúc hoạt động dầu khí, trên cơ sở các tài liệu về quản lý an toàn quy định tại Điều 39 Nghị định này do nhà thầu lập và được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thông qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình Bộ Công Thương 01 bộ hồ sơ gốc đề nghị phê duyệt các tài liệu về quản lý an toàn. Hồ sơ bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt các tài liệu về quản lý an toàn;
b) Nội dung tài liệu về quản lý an toàn theo quy định tại Điều 39 Nghị định này;
c) Đánh giá của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về đề xuất của nhà thầu; văn bản tiếp thu, giải trình của nhà thầu (nếu có);
d) Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.
Theo như quy định trên, hồ sơ gốc đề nghị phê duyệt các tài liệu về quản lý an toàn dầu khí bao gồm:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt các tài liệu về quản lý an toàn;
- Nội dung tài liệu về quản lý an toàn theo quy định tại Điều 39 Nghị định 45/2023/NĐ-CP;
- Đánh giá của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về đề xuất của nhà thầu; văn bản tiếp thu, giải trình của nhà thầu (nếu có);
- Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?
- Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước gồm những ai? Trưởng Đoàn kiểm toán được cho phép thành viên nghỉ làm việc mấy ngày?