Sửa đổi quy định về niêm yết giá, nguyên tắc niêm yết giá và trách nhiệm của các đối tượng trong hoạt động niêm yết giá (Dự kiến)?
Trách nhiệm của của các đối tượng trong hoạt động niêm yết giá?
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Dự thảo Luật giá (sửa đổi) bổ sung về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng như sau:
"Điều 35. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng
1. Các tổ chức, cá nhân phải thực hiện niêm yết giá gồm:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh (có quầy giao dịch và bán sản phẩm);
b) Siêu thị, trung tâm thương mại, chợ theo quy định của pháp luật;
c) Cửa hàng, cửa hiệu, ki-ốt, quầy hàng, nơi giao dịch thực hiện việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
d) Các tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật.
2. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thực hiện niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ và bán đúng giá niêm yết; đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Trường hợp có thỏa thuận với người tiêu dùng/khách hàng thì không được bán cao hơn giá đã niêm yết.
3. Người tiêu dùng có quyền khiếu nại, tố cáo với các cơ quan có thẩm quyền về việc các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh niêm yết giá không đúng quy định. Có quyền thỏa thuận về giá với các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh (nếu có)."
Như vậy, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng được quy định như trên.
Bổ sung nguyên tắc niêm yết giá vào Dự thảo Luật giá (sửa đổi)?
Căn cứ theo quy định Điều 34 Dự thảo Luật giá (sửa đổi) bổ sung quy định nguyên tắc niêm yết giá như sau:
"Điều 34. Nguyên tắc niêm yết giá
1. Giá niêm yết là giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh quyết định bằng Đồng Việt Nam, đã bao gồm các loại thuế, phí và khuyến mại (nếu có) của hàng hóa, dịch vụ đó.
2. Việc niêm yết được thực hiện bằng các hình thức phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; bảo đảm rõ ràng, không gây nhầm lẫn cho khách hàng; khuyến khích in giá trực tiếp lên bao bì của sản phẩm.
3. Việc niêm yết giá phải đi kèm đơn vị định lượng cụ thể và không được thể hiện với kích thước nhỏ hơn giá niêm yết."
Như vậy, nguyên tắc niêm yết giá được bổ sung vào Luật giá như trên.
Niêm yết giá được sửa đổi bổ sung theo Dự thảo Luật giá về trách nhiệm của việc niêm yết giá và các trách nhiệm của các đối tượng trong hoạt động niêm yết giá?
Quy định về địa điểm thực hiện niêm yết giá như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 177/2013/NĐ-CP quy định về địa điểm thực hiện niêm yết giá như sau:
"Điều 17. Địa điểm thực hiện niêm yết giá
1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh (có quầy giao dịch và bán sản phẩm).
2. Siêu thị, trung tâm thương mại, chợ theo quy định của pháp luật, cửa hàng, cửa hiệu, ki-ốt, quầy hàng, nơi giao dịch thực hiện việc bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
3. Hội chợ triển lãm có bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
4. Các địa điểm khác theo quy định của pháp luật."
Như vậy, địa điểm thực hiện niêm yết giá được quy định như trên.
Căn cứ quy định tại Điều 18 Nghị định 177/2013/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 18. Cách thức niêm yết giá
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện niêm yết giá theo các hình thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng cách in, dán, ghi giá trên bảng, trên giấy hoặc trên bao bì của hàng hóa hoặc bằng hình thức khác tại nơi giao dịch hoặc nơi chào bán hàng hóa, dịch vụ để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và mua, bán đúng giá niêm yết. Đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì niêm yết theo giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định và không được bán cao hơn hoặc mua thấp hơn giá niêm yết.
2. Đồng tiền niêm yết giá là Đồng Việt Nam trừ trường hợp pháp luật có quy định riêng.
3. Giá niêm yết là giá hàng hóa, dịch vụ đã bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có) của hàng hóa, dịch vụ đó."
Như vậy, cách thức niêm yết giá được quy định như trên.
Xem Dự thảo Luật giá (sửa đổi): Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?