Sử dụng người lao động làm việc part time thì có phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động không?

Cho hỏi sử dụng người lao động làm việc part time thì có phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động không? Câu hỏi của anh Nghĩa đến từ Hải Dương.

Sử dụng lao động part time có phải ký hợp đồng?

Hiện nay, pháp luật nước ta không có quy định nào định nghĩa hoặc đưa ra khái niệm về lao động part time. Tuy nhiên, lao động part time hay còn gọi là làm việc part time lại là một thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong xã hội.

Có thể hiểu lao động part time là việc một cá nhân làm những công việc bán thời gian để có thể kiếm thêm thu nhập trong những lúc rảnh rổi. Đối tượng hướng đến của lao động part time thường là những bạn học sinh, sinh viên, những bà nội trợ.

Theo quy định của pháp luật, những người làm công việc part time sẽ được xác định là người lao động không trọn thời gian tại Điều 32 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Làm việc không trọn thời gian
1. Người lao động làm việc không trọn thời gian là người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần hoặc theo tháng được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
2. Người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động làm việc không trọn thời gian khi giao kết hợp đồng lao động.
3. Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương; bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc trọn thời gian; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.

Tuy nhiên, dù làm việc không trọn thời gian nhưng người lao động vẫn được đảm bảo những quyền lợi nhất định như được hưởng lương, bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ như đối với người lao động trọn thời gian, không bị phân biệt đối xử.

Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định về việc người lao động phải thỏa thuận với người sử dụng lao động làm việc không trọn thời gian khi giao kết hợp đồng lao động.

Chính vì thế, doanh nghiệp phải có trách nhiệm giao kết hợp đồng với người lao động làm việc không trọn thời gian hay còn gọi là lao động part time và đảm bảo các quyền lợi cho họ theo quy định pháp luật lao động.

Sử dụng người lao động làm việc part time thì có phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động không?

Sử dụng người lao động làm việc part time thì có phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động không? (Hình từ Internet)

Sử dụng người lao động làm việc part time thì có phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động không?

Như đã đề cập đến nội dung nêu trên, dù sử dụng người lao động làm việc part time nhưng người sử dụng lao động vẫn phải có trách nhiệm giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Tùy vào thời hạn làm việc mà các bên thỏa thuận, hợp đồng lao động có thể là loại có thời hạn hoặc không xác định thời hạn.

Loại hợp đồng giao kết chính là căn cứ để xác định người sử dụng lao động có phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động làm việc part time hay không. Theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Như vậy, những người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên sẽ thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Tuy nhiên, với những người lao động làm việc part time thì thời gian làm việc của họ sẽ không đủ trong một tháng. Căn cứ vào khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:

Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
...
3. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Theo đó, trường hợp người lao động làm việc part time không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày trong một tháng thì sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.

Như vậy, người sử dụng lao động chỉ phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động làm việc part time nếu đáp ứng đủ các điều kiện:

- Giao kết hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên

- Thời gian không làm việc và không hưởng lương trong tháng không quá 14 ngày.

Bảo hiểm xã hội sẽ có những chế độ như thế nào?

Căn cứ vào Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về các chế độ của bảo hiểm xã hội như sau:

- Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ có các chế độ sau:

+ Ốm đau;

+ Thai sản;

+ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

+ Hưu trí;

+ Tử tuất.

- Đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện thì sẽ có các chế độ sau:

+ Hưu trí;

+ Tử tuất.

Như vậy, bảo hiểm xã hội sẽ được chia làm 02 loại là bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Bảo hiểm xã hội Tải trọn bộ các văn bản về Bảo hiểm xã hội hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ ngày 01/7/2025 gồm những giấy tờ gì?
Pháp luật
Cách tính thưởng Tết cho nhân viên đơn giản? Tiền thưởng Tết có tính đóng bảo hiểm xã hội không?
Pháp luật
Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT mới nhất? Hướng dẫn lập Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền?
Pháp luật
Công ty có thể ký kết hợp đồng lao động mà không thỏa thuận về các chế độ bảo hiểm xã hội với người lao động không?
Pháp luật
Mẫu quyết định nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu quyết định nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội?
Pháp luật
Cách tính mức lương đóng BHXH 2024 từ 01/7 khi tăng lương tối thiểu vùng? Công thức tính lương đóng bảo hiểm xã hội mới nhất hiện nay thế nào?
Pháp luật
Bảo hiểm thương mại là gì? Đặc điểm của bảo hiểm thương mại là gì? Bảo hiểm thương mại được phân loại như thế nào?
Pháp luật
Đóng trùng bảo hiểm xã hội người lao động có được hoàn trả tiền hay không? Những trường hợp nào người lao động được hoàn trả bảo hiểm xã hội?
Pháp luật
Công ty được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì khi hết thời hạn tạm dừng có cần phải đóng bù không?
Pháp luật
Người lao động đã nghỉ hưu tiếp tục làm việc thì mức lương theo công việc được xác định như thế nào?
Pháp luật
Mức hưởng trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân đang không có người nuôi dưỡng là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội
5,915 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào