Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu có hiệu lực đến khi nào? Đối với dữ liệu nhạy cảm thì chủ thể dữ liệu có được thông báo không?
Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu có hiệu lực đến khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 13/2023/NĐ-CP, sự đồng ý của chủ thể dữ liệu chỉ có hiệu lực khi chủ thể dữ liệu tự nguyện và biết rõ các nội dung sau:
- Loại dữ liệu cá nhân được xử lý;
- Mục đích xử lý dữ liệu cá nhân;
- Tổ chức, cá nhân được xử lý dữ liệu cá nhân;
- Các quyền, nghĩa vụ của chủ thể dữ liệu.
Theo đó, căn cứ khoản 9 Điều 11 Nghị định 13/2023/NĐ-CP như sau:
Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu
...
9. Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu có hiệu lực cho tới khi chủ thể dữ liệu có quyết định khác hoặc khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản.
Như vậy, có thể thấy theo quy định thì sự đồng ý của chủ thể dữ liệu có hiệu lực cho tới khi chủ thể dữ liệu có quyết định khác hoặc khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản.
Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu có hiệu lực đến khi nào? Đối với dữ liệu nhạy cảm thì chủ thể dữ liệu có được thông báo không? (Hình từ Internet)
Đối với dữ liệu nhạy cảm thì chủ thể dữ liệu có được thông báo không?
Tại khoản 8 Điều 11 Nghị định 13/2023/NĐ-CP có đề cập đến trường hợp xử lý dữ liệu cá nhân nhạy cảm như sau:
Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu
...
8. Đối với xử lý dữ liệu cá nhân nhạy cảm, chủ thể dữ liệu phải được thông báo rằng dữ liệu cần xử lý là dữ liệu cá nhân nhạy cảm.
Như vậy, theo quy định trên thì đối với dữ liệu nhạy cảm, chủ thể dữ liệu sẽ được thông báo trước rằng dữ liệu cần xử lý chính là dữ liệu nhạy cảm để chủ thể quyết định sự đồng ý của mình.
Chủ thể dữ liệu cá nhân có những quyền gì?
Căn cứ quy định tại Điều 9 Nghị định 13/2023/NĐ-CP như sau:
Quyền của chủ thể dữ liệu
1. Quyền được biết
Chủ thể dữ liệu được biết về hoạt động xử lý dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.
2. Quyền đồng ý
Chủ thể dữ liệu được đồng ý hoặc không đồng ý cho phép xử lý dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp quy định tại Điều 17 Nghị định này.
3. Quyền truy cập
Chủ thể dữ liệu được truy cập để xem, chỉnh sửa hoặc yêu cầu chỉnh sửa dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.
4. Quyền rút lại sự đồng ý
Chủ thể dữ liệu được quyền rút lại sự đồng ý của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.
5. Quyền xóa dữ liệu
Chủ thể dữ liệu được xóa hoặc yêu cầu xóa dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.
6. Quyền hạn chế xử lý dữ liệu
a) Chủ thể dữ liệu được yêu cầu hạn chế xử lý dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác;
b) Việc hạn chế xử lý dữ liệu được thực hiện trong 72 giờ sau khi có yêu cầu của chủ thể dữ liệu, với toàn bộ dữ liệu cá nhân mà chủ thể dữ liệu yêu cầu hạn chế, trừ trường hợp luật có quy định khác.
7. Quyền cung cấp dữ liệu
Chủ thể dữ liệu được yêu cầu Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân cung cấp cho bản thân dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp luật có quy định khác.
8. Quyền phản đối xử lý dữ liệu
a) Chủ thể dữ liệu được phản đối Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân xử lý dữ liệu cá nhân của mình nhằm ngăn chặn hoặc hạn chế tiết lộ dữ liệu cá nhân hoặc sử dụng cho mục đích quảng cáo, tiếp thị, trừ trường hợp luật có quy định khác;
b) Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân thực hiện yêu cầu của chủ thể dữ liệu trong 72 giờ sau khi nhận được yêu cầu, trừ trường hợp luật có quy định khác.
9. Quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện
Chủ thể dữ liệu có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
10. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
Chủ thể dữ liệu có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi xảy ra vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân của mình, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
11. Quyền tự bảo vệ
Chủ thể dữ liệu có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan và Nghị định này, hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện các phương thức bảo vệ quyền dân sự theo quy định tại Điều 11 Bộ luật Dân sự.
Theo đó, đối với dữ liệu cá nhân, chủ thể dữ liệu có 11 quyền sau:
- Quyền được biết
- Quyền đồng ý
- Quyền truy cập
- Quyền rút lại sự đồng ý
- Quyền xóa dữ liệu
- Quyền hạn chế xử lý dữ liệu
- Quyền cung cấp dữ liệu
- Quyền phản đối xử lý dữ liệu
- Quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện
- Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
- Quyền tự bảo vệ.
Nghị định 13/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.
Xem toàn bộ Nghị định 13/2023/NĐ-CP Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tốt nghiệp trung cấp có được vào dân quân tự vệ? Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ giữa nam và nữ có gì khác?
- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất phải được thi hành trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo quản lý trong hệ thống chính trị? Nội dung kiểm điểm cuối năm của tập thể lãnh đạo quản lý gồm?
- Hướng dẫn cách viết 03 mẫu bản kiểm điểm đảng viên cuối năm chuẩn Hướng dẫn 25 và Hướng dẫn 12 chi tiết nhất?
- Tải về mẫu biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết biên bản phiên tòa hình sự sơ thẩm?