Số lượng câu và thời gian thi các môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 như thế nào?
Số lượng câu và thời gian thi các môn tốt nghiệp THPT năm 2025 như thế nào?
Ngày 08 tháng 03 năm 2024, Bộ giáo dục và đào tạo vừa ban hành Quyết định 764/QĐ-BGDĐT năm 2024 quy định về cấu trúc định dạng đề thi Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Theo đó, cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025 chính thức từ Bộ giáo dục như sau:
I. Cấu trúc đề thi
1. Hình thức tự luận:
- Môn thi: Ngữ văn;
- Thời gian thi: 120 phút.
- Đề thi gồm: 02 phần (Đọc hiểu và Viết).
2. Hình thức trắc nghiệm:
Lưu ý:
- Phần I gồm các câu hỏi ở dạng thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn cho 04 phương án chọn 01 đáp án đúng
- Phần II gồm các câu hỏi ở dạng thức trắc nghiệm dạng Đúng/Sai. Mỗi câu hỏi có 04 ý, tại mỗi ý thí sinh lựa chọn đúng hoặc sai.
- Phần III gồm các câu hỏi ở dạng thức trắc nghiệm dạng trả lời ngắn. Thí sinh tô vào các ô tương ứng với đáp án của mình.
II. Cách thức tính điểm:
Đối với tự luận:
- Phần I - Đọc hiểu: 04 điểm.
- Phần II - Viết: 06 điểm.
- Tổng điểm tối đa toàn bài: 10 điểm.
Đối với trắc nghiệm:
- Phần I: Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm
- Phần II:
+ Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 01 câu hỏi được 0,1 điểm;
+ Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 01 câu hỏi được 0,25 điểm;
+ Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 01 câu hỏi được 0,5 điểm;
+ Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 01 câu hỏi được 1 điểm.
- Phần III:
+ Môn Toán: Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,5 điểm.
+ Các môn khác: Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm.
- Tổng điểm tối đa toàn bài: 10 điểm
Số lượng câu và thời gian thi các môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 như thế nào? (Hình từ Internet)
Công bố cấu trúc định dạng đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?
Thực hiện Kế hoạch 1780/KH-BGDĐT ngày 27/10/2023 về việc xây dựng cấu trúc và định dạng đề thi cho Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã thành lập Hội đồng xây dựng cấu trúc định dạng đề thi phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.
Theo đó, Hội đồng đã xây dựng cấu trúc định dạng đề thi của 17 môn học, gồm: Ngữ Văn, Toán, Ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Trung), Hoá học, Vật lý, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ (Công nghệ Công nghiệp và Công nghệ Nông nghiệp).
Theo phương án tổ chức Kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 ( Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT 2023 của Bộ GDĐT), môn Ngữ Văn được tổ chức thi theo hình thức tự luận trên giấy, các môn học khác được thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan trên giấy.
Với các môn thi trắc nghiệm, có tối đa 3 dạng thức câu hỏi thi trắc nghiệm được sử dụng đề thi:
Dạng thức 1: Câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, (dạng thức này đã được áp dụng trong nhiều năm tại Việt Nam). Theo định dạng đề thi từ năm 2025, các môn Ngoại ngữ chỉ dùng một loại dạng thức này. Các môn trắc nghiệm còn lại có một phần dùng dạng thức này.
Dạng thức 2: Câu hỏi trắc nghiệm dạng Đúng/Sai, mỗi câu hỏi có 4 ý, thí sinh phải trả lời Đúng/Sai đối với từng ý của câu hỏi. Dạng thức này đòi hỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kỹ năng toàn diện mới đạt được điểm tối đa, hạn chế được việc dùng “mẹo mực” chọn đáp án từ các phương án nhiễu như của dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Xác suất đánh ngẫu nhiên đạt điểm tối đa là 1/16, nhỏ hơn 4 lần so với dạng thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn hiện nay.
Dạng thức 3: Câu hỏi trắc nghiệm dạng trả lời ngắn. Dạng thức này gần với dạng câu hỏi tự luận, được đánh giá thông qua kết quả cuối cùng mà thí sinh phải tự điền vào phiếu trả lời. Dạng thức này đòi hỏi thí sinh phải có năng lực, kiến thức kĩ năng chắc chắn, hạn chế được việc dùng “mẹo mực” chọn đáp án từ các phương án nhiễu như của dạng trắc nghiệm nhiều lựa chọn.
Hai dạng thức trắc nghiệm mới qua thử nghiệm thực tế cho thấy phù hợp với việc thiết kế đề thi theo định hướng đánh giá năng lực, đồng thời nâng cao khả năng phân loại thí sinh.
Theo cấu trúc định dạng đề thi, thời gian thi của mỗi môn: Ngữ văn 120 phút; Toán 90 phút; các môn học khác 50 phút.
Lộ trình triển khai thực hiện phương án thi THPT từ năm 2025 như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục 9 Phương án kèm theo Quyết định 4068/QĐ-BGDĐT năm 2023 có nêu rõ lộ trình triển khai thực hiện phương án thi THPT năm 2025 như sau:
- Phương án thi được thực hiện từ năm 2025.
- Giai đoạn 2025 - 2030: Giữ ổn định phương thức thi trên giấy.
- Giai đoạn sau 2030: Từng bước thí điểm thị trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm ở các địa phương có đủ điều kiện (có thể kết hợp giữa thi trên giấy và thị trên máy tính). Khi tất cả các địa phương trên toàn quốc có đủ điều kiện sẽ chuyển sang tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm.
- Tiếp tục nghiên cứu theo lộ trình, tiêu chí để xây dựng thư viện/ngân hàng đề thi chung khi đủ điều kiện để thực hiện phân cấp cho các địa phương, các cơ sở giáo dục tổ chức kỳ thi đánh giá chất lượng đầu ra ở cấp trung học phổ thông thay cho phương thức một kỳ thi quốc gia, trong cùng một thời điểm như hiện nay. Trong quá trình triển khai thực hiện, tùy theo điều kiện thực tế có thể điều chỉnh để bảo đảm phù hợp với bối cảnh kinh tế, xã hội của đất nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?