Sẽ khóa vĩnh viễn tài khoản, trang, hội nhóm đăng tải nội dung xâm phạm an ninh quốc gia đúng không? Điều kiện đối với mạng xã hội theo Nghị định 147/2024?

Sẽ khóa vĩnh viễn tài khoản, trang, hội nhóm đăng tải nội dung xâm phạm an ninh quốc gia đúng không? Điều kiện đối với mạng xã hội theo Nghị định 147/2024?

Sẽ khóa vĩnh viễn tài khoản/trang/hội nhóm đăng tải nội dung xâm phạm an ninh quốc gia đúng không?

Ngày 09/11/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 147/2024/NĐ-CP quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin mạng.

Theo đó, tại khoản 7 Điều 35 Nghị định 147/2024/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội trong nước như sau:

Khóa tạm thời tài khoản: Thực hiện việc khoá tạm thời các tài khoản, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng, kênh nội dung thường xuyên đăng tải nội dung vi phạm pháp luật (trong 30 ngày có ít nhất 05 lần cung cấp nội dung vi phạm pháp luật hoặc trong 90 ngày có ít nhất 10 lần cung cấp nội dung vì phạm bị Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an yêu cầu ngăn chặn, gỡ bỏ) chậm nhất là 24 giờ khi có yêu cầu bằng điện thoại, văn bản hoặc qua phương tiện điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử), Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao), Sở Thông tin và Truyền thông địa phương và các cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật chuyên ngành hoặc khi tự phát hiện vi phạm.

Thời gian khóa tạm thời từ 07 ngày đến 30 ngày, tùy thuộc vào mức độ và số lần vi phạm.

Khóa vĩnh viễn tài khoản: Thực hiện việc khóa vĩnh viễn tài khoản mạng xã hội, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng, kênh nội dung đăng tải nội dung xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tài khoản, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng, kênh nội dung đã bị tạm khóa từ 03 lần trở lên khi có yêu cầu bằng điện thoại, văn bản hoặc qua phương tiện điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử), Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao), Sở Thông tin và Truyền thông địa phương và các cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật chuyên ngành.

Theo đó, các tài khoản, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng, kênh nội dung đăng tải nội dung xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tài khoản đã bị khóa tạm thời từ 3 lần trở lên khi có yêu cầu sẽ bị khóa vĩnh viễn tài khoản.

Sẽ khóa vĩnh viễn các tài khoản, trang, hội nhóm đăng tải nội dung xâm phạm an ninh quốc gia đúng không? Điều kiện đối với mạng xã hội theo Nghị định 147/2024? (Hình từ internet)

Sẽ khóa vĩnh viễn tài khoản, trang, hội nhóm đăng tải nội dung xâm phạm an ninh quốc gia đúng không? Điều kiện đối với mạng xã hội theo Nghị định 147/2024? (Hình từ internet)

Điều kiện về tổ chức, nhân sự, kỹ thuật đối với trang thông tin điện tử, mạng xã hội trong nước là gì?

Căn cứ tại Điều 27 Nghị định 147/2024/NĐ-CP có quy định về điều kiện đối với trang thông tin điện tử, mạng xã hội trong nước như sau:

- Điều kiện về tổ chức, nhân sự:

+ Có bộ phận quản lý nội dung, thông tin và bộ phận quản lý kỹ thuật. Nhân sự chịu trách nhiệm quản lý nội dung, thông tin là người có quốc tịch Việt Nam;

+ Có trụ sở chính với địa chỉ và số điện thoại liên hệ rõ ràng và liên hệ được.

- Điều kiện về kỹ thuật:

Thiết lập hệ thống thiết bị kỹ thuật có khả năng đáp ứng các yêu cầu sau:

- Lưu trữ tối thiểu 02 năm đối với các thông tin về tài khoản, thời gian đăng nhập, đăng xuất, địa chỉ IP của người sử dụng dịch vụ và nhật ký xử lý thông tin được đăng tải; thực hiện xóa thông tin của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam sau khi hết hạn thời gian lưu trữ theo quy định của pháp luật;

+ Tiếp nhận và xử lý cảnh báo thông tin vi phạm từ người sử dụng dịch vụ

+ Phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn truy nhập bất hợp pháp, các hình thức tấn công trên môi trường mạng và tuân theo những tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn thông tin mạng theo quy định của pháp luật;

+ Có phương án dự phòng bảo đảm duy trì hoạt động an toàn, liên tục và khắc phục khi có sự cố xảy ra, trừ những trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật;

+ Đảm bảo phải có ít nhất 01 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam, cho phép tại thời điểm bất kỳ có thể đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin trên toàn bộ các trang thông tin điện tử, mạng xã hội do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sở hữu.

- Ngoài việc bảo đảm các điều kiện kỹ thuật, hệ thống kỹ thuật thiết lập mạng xã hội phải có khả năng đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Lưu trữ thông tin của người sử dụng dịch vụ từ Việt Nam khi đăng ký tài khoản mạng xã hội, bao gồm: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại di động tại Việt Nam (hoặc số định danh cá nhân); trường hợp người sử dụng dịch vụ là trẻ em (dưới 16 tuổi) thì cha, mẹ hoặc người giám hộ theo pháp luật dân sự của trẻ em đăng ký tài khoản bằng thông tin của cha, mẹ hoặc người giám hộ theo pháp luật dân sự của trẻ em và có trách nhiệm giám sát, quản lý nội dung trẻ em truy cập, đăng tải và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội,

+ Thực hiện xác thực tài khoản của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội bằng số điện thoại di động tại Việt Nam. Chỉ trong trường hợp người sử dụng xác nhận không có số điện thoại di động tại Việt Nam, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội thực hiện xác thực tài khoản bằng số định danh cá nhân theo quy định của pháp luật về định danh và xác thực điện tử.

Trường hợp người sử dụng dịch vụ sử dụng tính năng livestream với mục đích thương mại, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội thực hiện xác thực tài khoản bằng số định danh cá nhân theo quy định của pháp luật về định danh và xác thực điện tử.

Bảo đảm chỉ những tài khoản đã xác thực mới được đăng tải thông tin (viết bài, bình luận, livestream) và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội.

+ Ngăn chặn hoặc loại bỏ thông tin vi phạm các quy định tại Điều 8 Luật An ninh mạng 2018, vi phạm quy định về sở hữu trí tuệ khi có yêu cầu từ Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an, hoặc cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật chuyên ngành;

+ Thiết lập cơ chế cảnh báo và sử dụng các công cụ lọc thông tin khi người sử dụng đăng thông tin có nội dung vi phạm Điều 8 Luật An ninh mạng 2018.

Nghị định 147/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/12/2024.

Nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng ra sao?

Căn cứ tại Điều 4 Luật An ninh mạng 2018 có quy định về nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng như sau:

- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc; phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.

- Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trên không gian mạng.

- Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh, làm thất bại mọi hoạt động sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; sẵn sàng ngăn chặn các nguy cơ đe dọa an ninh mạng.

- Triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng đối với cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia; áp dụng các biện pháp bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

- Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được thẩm định, chứng nhận đủ điều kiện về an ninh mạng trước khi đưa vào vận hành, sử dụng; thường xuyên kiểm tra, giám sát về an ninh mạng trong quá trình sử dụng và kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng.

- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh.

936 lượt xem
Xâm phạm an ninh quốc gia
Bảo vệ an ninh mạng quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Xâm phạm an ninh quốc gia là xâm phạm những gì? Chính sách xử lý hành vi xâm phạm an ninh quốc gia?
Pháp luật
Sẽ khóa vĩnh viễn tài khoản, trang, hội nhóm đăng tải nội dung xâm phạm an ninh quốc gia đúng không? Điều kiện đối với mạng xã hội theo Nghị định 147/2024?
Pháp luật
An ninh mạng là gì? Nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng dựa trên nguyên tắc nào? Bảo vệ an ninh mạng bao gồm các biện pháp gì?
Pháp luật
Thế nào là xâm phạm an ninh quốc gia? Tội xâm phạm an ninh quốc gia bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Pháp luật
Tội nào là tội nặng nhất theo Hiến pháp? Người có hành vi phạm tội sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Người phạm tội xâm phạm an ninh lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì mức phạt cao nhất là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xâm phạm an ninh quốc gia Bảo vệ an ninh mạng quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xâm phạm an ninh quốc gia Xem toàn bộ văn bản về Bảo vệ an ninh mạng quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào