Sẽ có quy định về điều kiện cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới đến người sử dụng tại Việt Nam?

Nghe nói sẽ có quy định về điều kiện cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới đến người sử dụng tại Việt Nam đúng không? - Câu hỏi của anh Quy (Nam Định)

Quy định hiện nay về việc cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới ra sao?

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 25 Luật Viễn thông 2009 về việc cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới như sau:

Cung cấp dịch vụ viễn thông
...
5. Việc cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới đến người sử dụng dịch vụ viễn thông trên lãnh thổ Việt Nam phải theo các quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Như vậy, theo quy định thì việc cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới đến người sử dụng dịch vụ viễn thông trên lãnh thổ Việt Nam phải theo các quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Cụ thể, theo các quy định hướng dẫn tại Điều 11 Nghị định 25/2011/NĐ-CP, việc cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới đến người sử dụng dịch vụ viễn thông trên lãnh thổ đất liền Việt Nam phải thông qua thỏa thuận thương mại với doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đã được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông, trong đó có loại hình dịch vụ viễn thông quốc tế.

Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có các quy định cụ thể về điều kiện thực hiện việc cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới đến người sử dụng tại Việt Nam.

Sẽ có quy định về điều kiện cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới đến người sử dụng tại Việt Nam?

Sẽ có quy định về điều kiện cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới đến người sử dụng tại Việt Nam? (Hình từ Internet)

Cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới đến người sử dụng tại Việt Nam không đúng quy định thì bị phạt thế nào?

Việc xử phạt đối với hành vi cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới đến người sử dụng tại Việt Nam không đúng quy định được thực hiện theo điểm a khoản 5 Điều 25 Nghị định 15/2020/NĐ-CP như sau:

Vi phạm các quy định về thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông
...
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới đến người sử dụng dịch vụ viễn thông trên lãnh thổ Việt Nam không đúng với các quy định của pháp luật Việt Nam;

Như vậy, tổ chức cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới đến người sử dụng tại Việt Nam không đúng quy định sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng. Đối với cá nhân vi phạm, mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm còn phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Sẽ có quy định về điều kiện cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới đến người sử dụng tại Việt Nam?

Theo nội dung tại Mục 7 Nghị quyết 27/NQ-CP năm 2023 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 02 năm 2023 do Chính phủ ban hành.

Chính phủ cho rằng việc sửa đổi Luật Viễn thông năm 2009 là cần thiết, nhằm cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước trong phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, bảo đảm an ninh quốc gia, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, xã hội số.

Theo đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông khẩn trương hoàn thiện dự án Luật bảo đảm các nội dung sau:

- Tiếp tục đánh giá kỹ, toàn diện việc thực hiện Luật Viễn thông 2009, khắc phục triệt để những hạn chế, bất cập do quy định hiện hành; sửa đổi các quy định chưa phù hợp; bổ sung quy định để quản lý các vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn; có cơ chế thúc đẩy phát triển thị trường viễn thông cạnh tranh lành mạnh; hỗ trợ các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm chủ quyền, an ninh quốc gia.

- Tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế; tăng cường phân cấp về thẩm quyền; cắt giảm tối đa thủ tục hành chính; sửa đổi, luật hóa các quy định pháp luật hiện hành, phù hợp với nhu cầu thực tiễn và cam kết quốc tế của Việt Nam.

- Nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng tác động của chính sách mới về:

+ Dịch vụ ứng dụng Internet trong hoạt động viễn thông, dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây;

+ Điều kiện cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới đến người sử dụng tại Việt Nam.

- Kế thừa quy định của Luật hiện hành về Quỹ viễn thông công ích Việt Nam để hoàn thiện quy định của dự thảo Luật, phù hợp mục tiêu hỗ trợ các hoạt động viễn thông công ích theo quy định của Luật, có cơ chế quản lý, sử dụng, đóng góp của Quỹ bảo đảm thiết thực, hiệu quả.

- Tiếp tục rà soát các luật hiện hành và các luật đang sửa đổi như: Luật Công nghệ thông tin, Luật Đầu tư, Luật Đấu giá tài sản, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Giá, Luật An ninh mạng, Luật An toàn thông tin mạng,...để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

- Rà soát các quy định giao Chính phủ quy định chi tiết, thể hiện trong Luật các nội dung có tính ổn định; giao Chính phủ quy định những nội dung có tác động bởi sự thay đổi về công nghệ và tình hình phát triển để bảo đảm linh hoạt, phù hợp với thực liễn.

Như vậy, trong dự án Luật Viễn thông sửa đổi sẽ bao gồm chính sách mới về điều kiện cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới đến người sử dụng tại Việt Nam.

Trong đó, nội dung này cần bảo đảm phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên, phù hợp với xu thế hội nhập và sự thay đổi về công nghệ thông tin, viễn thông.

Dịch vụ viễn thông Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Dịch vụ viễn thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Quản lý giá cước dịch vụ viễn thông được quy định như thế nào?
Pháp luật
Dịch vụ viễn thông có bao gồm dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng theo quy định pháp luật viễn thông?
Pháp luật
Doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam phải lưu trữ dữ liệu và đặt chi nhánh tại Việt Nam khi nào?
Pháp luật
Quản lý, sử dụng thẻ trả trước dịch vụ viễn thông di động và tài khoản SIM di động theo Nghị định 163 như thế nào?
Pháp luật
Danh mục dịch vụ viễn thông phải đăng ký điều kiện giao dịch chung về cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông gồm dịch vụ nào?
Pháp luật
Nội dung tối thiểu của điều kiện giao dịch chung trong lĩnh vực viễn thông bao gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Việc cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông giữa các doanh nghiệp được thực hiện trên cơ sở nào?
Pháp luật
Giá cước thông thường trung bình thanh toán của dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về được quy định như thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp viễn thông có cần phải thông báo cho người sử dụng về việc ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông không?
Pháp luật
Các cuộc gọi 116 từ số máy cố định có được miễn giá cước không? Doanh nghiệp viễn thông có phải định tuyến cuộc gọi 116 không?
Pháp luật
Sản lượng dịch vụ điện thoại quốc tế chiều về là gì? Doanh nghiệp viễn thông có thuê bao có nghĩa vụ gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dịch vụ viễn thông
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
2,482 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dịch vụ viễn thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dịch vụ viễn thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào