Sai phạm quy định về thẩm tra dự án đầu tư xây dựng công trình và khởi công xây dựng công trình bị xử phạt như thế nào?
Sai phạm quy định về thẩm tra dự án đầu tư xây dựng công trình bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ tại Điều 29 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm về thẩm tra dự án đầu tư xây dựng công trình như sau:
Vi phạm quy định về thẩm tra dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, dự toán xây dựng
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thẩm tra dự án do mình lập hoặc công trình do mình thiết kế;
b) Báo cáo kết quả thẩm tra không chính xác.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc hủy kết quả thẩm tra với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc lập lại kết quả thẩm tra với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đối với công trình xây dựng đang thi công.
Như vậy theo quy định trên có thể phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sai phạm quy định về thẩm tra dự án đầu tư xây dựng công trình.
Sai phạm quy định về thẩm tra dự án đầu tư xây dựng công trình và khởi công xây dựng công trình bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Vi phạm quy định về khởi công xây dựng công trình bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ tại Điều 15 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm khởi công xây dựng công trình như sau:
Vi phạm quy định về khởi công xây dựng công trình
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không gửi văn bản thông báo ngày khởi công (kèm theo bản sao giấy phép xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng) cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương nơi xây dựng công trình và cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định;
b) Không thông báo, thông báo chậm cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương về thời điểm khởi công xây dựng hoặc có thông báo nhưng không gửi kèm hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;
c) Không gửi báo cáo cho cơ quan chuyên môn về xây dựng hoặc gửi báo cáo không đầy đủ một trong các nội dung: tên, địa chỉ liên lạc, tên công trình, địa điểm xây dựng, quy mô xây dựng, tiến độ thi công dự kiến sau khi khởi công xây dựng hoặc gửi thông báo khởi công không theo mẫu quy định.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi khởi công xây dựng công trình mà thiếu một trong các điều kiện sau đây (trừ trường hợp khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ):
a) Mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ dự án;
b) Hợp đồng thi công xây dựng được ký giữa chủ đầu tư và nhà thầu;
c) Biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi khởi công xây dựng công trình mà chưa có thiết kế bản vẽ thi công của công trình, hạng mục công trình đã được phê duyệt.
4. Trường hợp khởi công xây dựng mà không có giấy phép xây dựng theo quy định thì bị xử phạt theo quy định tại khoản 7 Điều 16 Nghị định này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc bàn giao mặt bằng xây dựng theo tiến độ dự án với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Buộc ký hợp đồng thi công xây dựng giữa chủ đầu tư và nhà thầu với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Buộc có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
Như vậy theo quy định trên người vi phạm hành vi về khởi công xây dựng công trình có thể phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng kèm theo thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả như trên.
Quy định về xử phạt đối với hành vi không có nhật kí thi công khi thi công xây dựng công trình?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 33 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về thi công xây dựng công trình
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không hoàn trả mặt bằng, không di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và tài sản khác của nhà thầu ra khỏi công trường sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao (trừ trường hợp trong hợp đồng có thỏa thuận khác);
b) Không có nhật ký thi công hoặc nhật ký thi công lập không đúng quy định;
c) Không tiếp nhận và không quản lý mặt bằng xây dựng, không bảo quản mốc định vị và mốc giới công trình, không thực hiện quản lý công trường theo quy định;
d) Sử dụng chi phí về an toàn lao động không đúng quy định;
đ) Không báo cáo chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo quy định của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật khác có liên quan;
e) Không tổ chức lập và lưu trữ hồ sơ quản lý thi công xây dựng công trình theo quy định hoặc lập không phù hợp với thời gian thực hiện thực tế tại công trường.
Như vậy theo như quy định trên trường hợp không có nhật kí thi công khi thi công xây dựng công trình sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Như vậy đối với hành vi không có nhật kí thi công khi thi công xây dựng công trình bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có Chứng chỉ hành nghề dược có được cho người khác thuê Chứng chỉ hành nghề dược của mình không?
- Bộ chỉ số phục vụ chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên môi trường điện tử bao gồm những nhóm nào?
- Ngày 26 tháng 11 là ngày gì? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?
- Báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh thôn, xã, khu dân cư năm 2024? Mẫu báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh 2024?
- Những thông tin về an toàn lao động có bắt buộc phải được công khai rộng rãi đến công chúng không?