Sách giáo khoa tiếng Anh lớp 10 được sử dụng theo chương trình mới trong năm học 2023-2024 là những sách nào?
Sách giáo khoa tiếng Anh lớp 10 được sử dụng theo chương trình mới trong năm học 2023-2024 là những sách nào?
Căn cứ theo danh mục sách giáo khoa ban hành kèm theo Quyết định 442/QĐ-BGDĐT năm 2022 (được đính chính bởi Điều 1 Quyết định 1272/QĐ-BGDĐT năm 2022) như sau:
Danh mục sách giáo khoa tiếng anh
Đính chính
Như vậy, năm học 2023-2024 học sinh lớp 10 được sử dụng các loại sách giáo khoa như sau:
STT | TÊN SÁCH | TÊN TÁC GIẢ | NHÀ XUẤT BẢN |
1 | Tiếng Anh 10 Global Success | Hoàng Văn Vân (Tổng Chủ biên), Hoàng Thị Xuân Hoa (Chủ biên), Chu Quang Bình, Hoàng Thị Hồng Hải, Kiều Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Kim Phượng | Giáo dục Việt Nam |
2 | Tiếng Anh 10 Friends Global | Vũ Mỹ Lan (Chủ biên), Huỳnh Đông Hải, Nguyễn Thúy Liên, Huỳnh Ngọc Thùy Trang, Trần Thụy Thùy Trinh | Giáo dục Việt Nam |
3 | Tiếng Anh 10 THiNK | Trương Thị Thanh Hoa (Chủ biên), Cao Hồng Phát, Đoàn Thanh Phương, Bùi Thị Phương Thảo, Lê Thùy Trang | Đại học Sư phạm |
4 | Tiếng Anh 10 English Discovery | Trần Thị Lan Anh (Chủ biên), Cao Thúy Hồng, Nguyễn Thu Hiền | Đại học Sư phạm |
5 | Tiếng Anh 10 Macmillan Move On | Hoàng Tăng Đức (Tổng Chủ biên), Nguyễn Thúy Lan (Chủ biên), Cấn Thị Chang Duyên, Hoàng Thùy Hương | Đại học Sư phạm TP.Hồ Chí Minh |
6 | Tiếng Anh 10 Explore New Worlds | Nguyễn Thanh Bình (Tổng Chủ Biên), Đinh Trần Hạnh Nguyên (Chủ biên), Phạm Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Thị Xuân Lan, Đào Xuân Phương Trang, Lê Nguyễn Như Anh | Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh |
7 | Tiếng Anh 10 Bright | Võ Đại Phúc (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Thị Ngọc Quyên | Đại học Huế |
8 | Tiếng Anh 10 i-Learn Smart World | Võ Đại Phúc (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên), Nguyễn Thị Ngọc Quyên, Đặng Đỗ Thiên Thanh, Lê Thị Tuyết Minh, Huỳnh Tuyết Mai, Nguyễn Thụy Uyên Sa | Đại học Huế |
9 | Tiếng Anh 10 C21-Smart | Lê Hoàng Dũng (Chủ biên), Quản Lê Duy, Trần Thị Minh Phượng, Trịnh Quốc Anh | Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh |
Sách giáo khoa tiếng anh lớp 10 được sử dụng theo chương trình mới trong năm học 2023-2024 là những sách nào? (Hình từ Internet)
Nội dung cụ thể của chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh lớp 10 như thế nào?
Tại Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có nêu rõ nội dung cụ thể của chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh lớp 10 như sau:
Chủ điểm | Chủ đề | Kỹ năng ngôn ngữ | Kiến thức ngôn ngữ |
- Cuộc sống của chúng ta - Xã hội của chúng ta - Môi trường của chúng ta - Tương lai của chúng ta | - Cuộc sống gia đình - Giải trí - Phục vụ cộng đồng - Các phát minh làm thay đổi thế giới - Bình đẳng giới - Bảo tồn môi trường tự nhiên - Du lịch sinh thái - Con người và môi trường - Các phương thức học tập mới - Việt Nam và các tổ chức quốc tế … | Nghe - Nghe hiểu nội dung các cuộc hội thoại hằng ngày được nói rõ ràng. - Nghe hiểu ý chính các đoạn hội thoại, độc thoại khoảng 180 - 200 từ về những chủ đề quen thuộc. - Nghe hiểu những thông tin, chỉ dẫn thông thường. Nói - Phát âm rõ ràng, tương đối chính xác các tổ hợp phụ âm, ngữ điệu, nhịp điệu trong câu. - Bắt đầu, duy trì và kết thúc các cuộc hội thoại trực tiếp, đơn giản. - Đồng ý, phản đối một cách lịch sự; đưa ra lời khuyên. - Trình bày các dự án một cách cơ bản, có chuẩn bị trước về các chủ đề trong Chương trình. Đọc - Đọc hiểu những ý chính của văn bản khoảng 220 - 250 từ về các chủ đề mang tính thời sự và quen thuộc. - Đọc hiểu những thông tin quan trọng trong các tờ thông tin, quảng cáo thường nhật. - Đọc hiểu những thông điệp đơn giản và các thông tin truyền thông về các chủ đề phổ biến. Viết - Viết đoạn văn liền mạch, đơn giản khoảng 120 - 150 từ về các chủ điểm mà cá nhân quan tâm và bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân. - Viết các thông điệp cá nhân cho bạn bè hoặc người thân, đề nghị cung cấp thông tin và tường thuật các sự kiện liên quan. | Ngữ âm Phụ âm, tổ hợp phụ âm, trọng âm từ, trọng âm câu, nhịp điệu và ngữ điệu Từ vựng Các từ liên quan đến chủ điểm, chủ đề của lớp 10 Ngữ pháp Thì hiện tại hoàn thành Thì hiện tại đơn và hiện tại tiếp diễn (củng cố và mở rộng) Thì tương lai đơn và thì tương lai với be going to (củng cố và mở rộng) Thì quá khứ đơn và quá khứ tiếp diễn với when và while Động từ nguyên thể có to và không có to Danh động từ và động từ nguyên thể (dùng để mô tả) Câu bị động, câu bị động với động từ tình thái Câu ghép Mệnh đề quan hệ: xác định và không xác định Câu điều kiện loại 1 (củng cố và mở rộng) Câu điều kiện loại 2 Câu tường thuật Tính từ so sánh hơn và so sánh hơn nhất Tính từ chỉ thái độ Mạo từ …. |
Chương trình học lớp 10 năm học 2023-2024 như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục IV ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi Điều 1, Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BGDĐT) có quy định như sau:
IV. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
Chương trình giáo dục phổ thông được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12).
Hệ thống môn học và hoạt động giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông gồm các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, các môn học lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp (gọi tắt là các môn học lựa chọn) và các môn học tự chọn.
Thời gian thực học trong một năm học tương đương 35 tuần. Các cơ sở giáo dục có thể tổ chức dạy học 1 buổi/ngày hoặc 2 buổi/ngày. Cơ sở giáo dục tổ chức dạy học 1 buổi/ngày và 2 buổi/ngày đều phải thực hiện nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất đối với tất cả cơ sở giáo dục trong cả nước.
Theo như quy định trên, lớp 10 sẽ thuộc vào giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp
Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc:
Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng và an ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương.
Các môn học lựa chọn: Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật.
Học sinh chọn 4 môn học từ các môn học lựa chọn.
Các chuyên đề học tập: Mỗi môn học Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mĩ thuật có một số chuyên đề học tập tạo thành cụm chuyên đề học tập của môn học nhằm thực hiện yêu cầu phân hóa sâu, giúp học sinh tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp.
Thời lượng dành cho mỗi chuyên đề học tập là 10 tiết hoặc 15 tiết; tổng thời lượng dành cho cụm chuyên đề học tập của một môn học là 35 tiết/năm học. Ở mỗi lớp 10, 11, 12, học sinh chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học phù hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của nhà trường.
Các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học từ các môn học và các chuyên đề học tập nói trên để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường.
Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?