Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do ai ban hành? Việc phân định thẩm quyền cưỡng chế quyết định hành chính thuế quy định như thế nào?
- Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do ai ban hành?
- Cách thức phân định thẩm quyền khi có nhiều chủ thể ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế?
- Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế có thể được người có thẩm quyền cho cấp phó ban hành hay không?
Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do ai ban hành?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 215/2013/TT-BTC có quy định như sau:
Thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế (sau đây gọi chung là quyết định cưỡng chế) và phân định thẩm quyền cưỡng chế
1. Những người sau đây có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế theo các biện pháp cưỡng chế quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư này và có nhiệm vụ tổ chức việc cưỡng chế đối với các quyết định mà mình ban hành hoặc của cấp dưới ban hành
a) Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế, Chi cục trưởng Chi cục Thuế có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế, áp dụng các biện pháp cưỡng chế quy định tại điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều 3 Thông tư này.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh được quyền ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong phạm vi mình phụ trách.
c) Trường hợp người vi phạm bị áp dụng biện pháp cưỡng chế quy định tại điểm e Khoản 1 Điều 3 Thông tư này thì cơ quan thuế lập hồ sơ, tài liệu và văn bản yêu cầu chuyển cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
Theo đó, hiện nay pháp luật quy định Những chủ thể sau đây có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế:
- Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế, Chi cục trưởng Chi cục Thuế các biện pháp:
+ Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản.
+ Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.
+ Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.
+ Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.
+ Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh được quyền ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế trong phạm vi mình phụ trách.
- Trường hợp người vi phạm bị áp dụng biện pháp cưỡng chế là thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề:
Thì cơ quan thuế lập hồ sơ, tài liệu và văn bản yêu cầu chuyển cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do ai ban hành? Việc phân định thẩm quyền cưỡng chế quyết định hành chính thuế quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Cách thức phân định thẩm quyền khi có nhiều chủ thể ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 215/2013/TT-BTC có quy định việc phân định thẩm quyền cưỡng chế như sau:
- Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế đối với: quyết định hành chính thuế do mình ban hành; quyết định hành chính thuế do cấp dưới ban hành nhưng không đủ thẩm quyền cưỡng chế hoặc cấp dưới có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế nhưng không đủ điều kiện về lực lượng, phương tiện để tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế và có văn bản đề nghị cấp trên ban hành quyết định cưỡng chế.
- Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành quyết định cưỡng chế đối với đối tượng bị cưỡng chế có nhiều trụ sở đóng tại nhiều địa phương do nhiều Cục Thuế quản lý.
- Cục trưởng Cục Thuế ban hành quyết định cưỡng chế trong trường hợp đối tượng bị cưỡng chế có nhiều trụ sở đóng tại nhiều địa bàn do nhiều Chi cục Thuế trong cùng địa phương (cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) quản lý.
Quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế có thể được người có thẩm quyền cho cấp phó ban hành hay không?
Căn cứ khoản 3 Điều 4 Thông tư 215/2013/TT-BTC có quy định như sau:
Thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế (sau đây gọi chung là quyết định cưỡng chế) và phân định thẩm quyền cưỡng chế
...
3. Người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này có thể giao quyền cho cấp phó xem xét ban hành quyết định cưỡng chế. Việc giao quyền chỉ được thực hiện khi cấp trưởng vắng mặt và phải thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền. Cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền tiếp cho bất kỳ cá nhân nào khác.
Theo đó, người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế có thể giao quyền cho cấp phó xem xét ban hành quyết định cưỡng chế.
Tuy nhiên, việc giao quyền ban hành quyết định này chỉ được thực hiện khi cấp trưởng vắng mặt và phải thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền.
Ngoài ra thì người được giao quyền không được giao quyền tiếp cho bất kỳ cá nhân nào khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội đồng Thi đua Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân có được sử dụng con dấu của Viện kiểm sát nhân dân tối cao?
- Đối tượng mở tài khoản giao thông? Một tài khoản giao thông có thể chi trả cho nhiều phương tiện tham gia giao thông không?
- Thời hạn nộp báo cáo hằng năm về kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là khi nào?
- Hội đồng Khoa học Sáng kiến ngành Kiểm sát nhân dân có tư cách pháp nhân không? Hội đồng Khoa học Sáng kiến có nhiệm vụ gì?
- Trước ngày 15 12 hàng năm phải đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức đúng không?