Quyết định 165/QĐ-TTg 2024 quy định các tập đoàn, doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng tổ chức thực hiện chiến lược năng lượng hydrogen ra sao?

Quyết định 165/QĐ-TTg 2024 quy định các tập đoàn, doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng tổ chức thực hiện chiến lược năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ra sao? Anh H - TPHCM.

Ngày 07/02/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 165/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây gọi chung là Chiến lược).

Vai trò tổ chức thực hiện chiến lược năng lượng hydrogen của các Bộ là gì?

Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 165/QĐ-TTg 2024, vai trò tổ chức thực hiện chiến lược năng lượng hydrogen của các Bộ gồm có như sau:

(1) Bộ Công Thương:

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương có liên quan triển khai Chiến lược.

- Tổ chức tuyên truyền phổ biến nội dung của Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến các tổ chức, cá nhân để triển khai thực hiện hiệu quả Chiến lược.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan rà soát, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về năng lượng có nguồn gốc hydrogen theo quy định.

Từ đó tạo thuận lợi cho phát triển năng lượng có nguồn gốc hydrogen, khuyến khích các hộ tiêu thụ chuyển đổi công nghệ sang sử dụng năng lượng có nguồn gốc hydrogen.

- Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các dự án năng lượng có nguồn gốc hydrogen phù hợp với chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp năng lượng hydrogen.

(2) Bộ Khoa học và Công nghệ:

- Xây dựng chương trình khoa học và công nghệ quốc gia nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu về công nghệ sản xuất, lưu trữ, phân phối và sử dụng hydrogen; trong đó trọng tâm là sản xuất hydrogen sạch.

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan rà soát, sửa đổi, xây dựng bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia trong lĩnh vực sản xuất, sử dụng, lưu trữ, vận chuyển hydrogen và lĩnh vực thu giữ/sử dụng các-bon (CCS/CCUS) phù hợp với các quy định, tiêu chuẩn quốc tế.

(3) Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển công nghiệp năng lượng hydrogen.

- Nghiên cứu đề xuất cấp thẩm quyền ban hành quy định về thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án điện gió ngoài khơi, các dự án sản xuất hydrogen/amoniac sử dụng điện gió ngoài khơi, dự án xuất khẩu điện gió ngoài khơi.

(4) Bộ Tài nguyên và Môi trường:

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan triển khai nhiệm vụ thuộc các chương trình chống biến đổi khí hậu; giảm phát thải khí nhà kính với sự hỗ trợ, phối hợp của các tổ chức, chương trình hợp tác quốc tế (COP, JETP, AZEC,…).

- Phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược này.

(5) Bộ Giao thông vận tải:

- Chủ trì xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông xanh, năng lượng xanh, trong đó có nhiên liệu hydrogen đối với phương tiện, thiết bị, hạ tầng giao thông xanh.

- Phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao, triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược này.

(6) Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Chủ trì xây dựng chương trình quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành năng lượng mới nói chung và năng lượng hydrogen nói riêng.

(7) Các bộ, ngành, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp:

Thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để triển khai kịp thời các quan điểm, mục tiêu, định hướng và các giải pháp của Chiến lược này;

Chủ động đề xuất cơ chế, chính sách, các giải pháp tháo gỡ vướng mắc để thực hiện hiệu quả các mục tiêu của Chiến lược, đảm bảo thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và địa phương.

Quyết định 165/QĐ-TTg 2024 quy định các tập đoàn, doanh nghiệp nào trong lĩnh vực năng lượng phối hợp tổ chức thực hiện?

Quyết định 165/QĐ-TTg 2024 quy định các tập đoàn, doanh nghiệp nào trong lĩnh vực năng lượng phối hợp tổ chức thực hiện? (Hình từ Internet)

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện chiến lược năng lượng hydrogen thế nào?

Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 165/QĐ-TTg 2024, đề cập đến vai trò tổ chức thực hiện của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với Chiến lược năng lượng hydrogen như sau:

- Tổ chức lựa chọn chủ đầu tư các dự án liên quan đến sản xuất năng lượng có nguồn gốc hydrogen, bố trí quỹ đất cho phát triển các công trình sản xuất năng lượng có nguồn gốc hydrogen theo quy định của pháp luật, trong đó ưu tiên bố trí quỹ đất để thực hiện các dự án sản xuất năng lượng có nguồn gốc hydrogen theo Quy hoạch;

- Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư thực hiện việc giải phóng mặt bằng, bồi thường, di dân, tái định cư cho các dự án sản xuất năng lượng có nguồn gốc hydrogen theo quy định.

Các tập đoàn, doanh nghiệp nào trong lĩnh vực năng lượng tổ chức thực hiện chiến lược năng lượng hydrogen thế nào?

Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 165/QĐ-TTg 2024, các tập đoàn, doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng tổ chức thực hiện chiến lược năng lượng hydrogen như sau:

Chủ động xây dựng, điều chỉnh các chiến lược, kế hoạch phát triển của tập đoàn, doanh nghiệp phù hợp Chiến lược năng lượng hydrogen; tăng cường huy động nguồn vốn theo quy định từ các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án về năng lượng mới.

- Tập đoàn Điện lực Việt Nam:

+ Xây dựng kế hoạch chuyển đổi, phối trộn nhiên liệu hydrogen với nhiên liệu của các nhà máy nhiệt điện than, khí của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

+ Phát huy lợi thế về kinh nghiệm và nguồn nhân lực sẵn có trong cải tiến công nghệ, nâng cao hiệu suất sử dụng nhiên liệu của các nhà máy nhiệt điện gắn với năng lượng hydrogen.

- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam:

+ Xây dựng kế hoạch chuyển đổi, phối trộn nhiên liệu của các nhà máy nhiệt điện than, khí của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

+ Phát huy lợi thế về kinh nghiệm, nguồn nhân lực sẵn có trong thiết kế, chế tạo, vận hành công trình chế biến dầu khí, công trình biển cũng như tận dụng các cơ sở hạ tầng sẵn có triển khai các nhiệm vụ sau:

++ Nghiên cứu áp dụng các công nghệ lĩnh vực thu giữ/sử dụng các-bon (CCS/CCUS) gắn với quá trình sản xuất hydrogen sạch.

++ Nghiên cứu tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có (kho chứa, hệ thống đường ống khí tự nhiên,…) có thể được chuyển đổi để ứng dụng cho lĩnh vực năng lượng hydrogen.

+ Chủ động tìm kiếm, xây dựng quan hệ hợp tác với các đối tác quốc tế có thế mạnh về công nghệ sản xuất hydrogen để hợp tác và nhận chuyển giao công nghệ nhằm triển khai các dự án ở Việt Nam.

- Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam:

+ Xây dựng kế hoạch chuyển đổi, phối trộn nhiên liệu hydrogen với nhiên liệu của các nhà máy nhiệt điện than của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.

+ Nghiên cứu áp dụng công nghệ khí hoá than tại các khu vực chứa than phù hợp trong đó sử dụng các công nghệ lĩnh vực thu giữ/sử dụng các-bon (CCS/CCUS) gắn với quá trình sản xuất hydrogen.

- Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam:

+ Nghiên cứu cải tạo, đầu tư cơ sở hạ tầng như cầu cảng xuất - nhập, kho bể chứa, trạm xuất, các phương tiện vận chuyển hydrogen đường thủy và đường bộ,... đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu và nhu cầu nội địa.

+ Phát huy lợi thế về kinh nghiệm và nguồn nhân lực sẵn có trong thiết kế, chế tạo các thiết bị chuyên dụng để tồn trữ, vận chuyển và phân phối hydrogen.

+ Tham gia các dự án thí điểm sản xuất, tồn trữ, vận chuyển, phân phối, xuất - nhập khẩu hydrogen, sản xuất các thiết bị chuyên dụng để tồn trữ, phân phối hydrogen.

- Tập đoàn Hoá chất Việt Nam:

+ Nghiên cứu áp dụng công nghệ sản xuất hydrogen xanh phục vụ nhu cầu năng lượng và các ngành, lĩnh vực khác.

+ Đẩy mạnh nghiên cứu chuyển đổi sử dụng các nguồn hydrogen sạch, amoniac sạch,... trong ngành công nghiệp hoá chất.

- Các doanh nghiệp năng lượng khác:

Theo thẩm quyền, chức năng được quy định tại điều lệ doanh nghiệp và các quy định của pháp luật tổ chức triển khai cụ thể các nhiệm vụ và giải pháp trong Chiến lược này.

Chiến lược năng lượng hydrogen
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
4 mục tiêu và định hướng đối với từng lĩnh vực trong Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam là gì?
Pháp luật
Quyết định 165/QĐ-TTg 2024 quy định các tập đoàn, doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng tổ chức thực hiện chiến lược năng lượng hydrogen ra sao?
Pháp luật
7 nhiệm vụ và giải pháp thực hiện đối với Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chiến lược năng lượng hydrogen
Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
1,189 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chiến lược năng lượng hydrogen

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chiến lược năng lượng hydrogen

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào