Quy trình giám định tư pháp trong hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định mới nhất như thế nào?
- Tiếp nhận đối tượng giám định và tài liệu, đồ vật có liên quan thực hiện như thế nào?
- Chuẩn bị giám định trong quy trình giám định tư pháp hoạt động Khoa học và Công nghệ thực hiện như thế nào?
- Thực hiện giám định trong quy trình giám định tư pháp hoạt động Khoa học và Công nghệ thực hiện như thế nào?
- Bàn giao kết luận giám định thực hiện như thế nào?
Tiếp nhận đối tượng giám định và tài liệu, đồ vật có liên quan thực hiện như thế nào?
Căn cứ Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 03/2022/TT-BKHCN quy định quy trình tiếp nhận đối tượng giám định và tài liệu, đồ vật có liên quan thực hiện như sau:
(1) Tổ chức, cá nhân được phân công giám định tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận đối tượng giám định và tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có):
- Trong trường hợp trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp có kèm theo đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật liên quan, khi giao, nhận phải lập biên bản giao, nhận có đủ các nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Giám định tư pháp và Mẫu số 01 tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Việc giao, nhận đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật liên quan (nếu có) được thực hiện như sau:
+ Trường hợp giao, nhận trực tiếp thì phải được tiến hành tại trụ sở cơ quan của giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc hoặc trụ sở cơ quan của người trưng cầu giám định;
+ Trường hợp đối tượng giám định có niêm phong được gửi qua đường bưu chính thì trước khi mở phải kiểm tra kỹ niêm phong. Khi mở niêm phong phải lập biên bản mở niêm phong theo Mẫu số 02 tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp phát hiện niêm phong bị rách hoặc có dấu hiệu bị thay đổi, tổ chức, cá nhân được trưng cầu, yêu cầu có quyền từ chối nhận và ghi vào biên bản mở niêm phong.
(2) Trường hợp từ chối giám định thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định, phải thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định, cơ quan giao nhiệm vụ bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Cá nhân được phân công giám định tư pháp từ chối giám định trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Giám định tư pháp (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp).
- Tổ chức được phân công giám định tư pháp từ chối giám định trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 24 Luật Giám định tư pháp (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp).
Quy trình giám định tư pháp
Chuẩn bị giám định trong quy trình giám định tư pháp hoạt động Khoa học và Công nghệ thực hiện như thế nào?
Căn cứ Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 03/2022/TT-BKHCN quy định quy trình chuẩn bị giám định thực hiện như sau:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp, tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định phân công, cử người có trình độ chuyên môn, khả năng nghiệp vụ phù hợp với nội dung trưng cầu, yêu cầu để thực hiện giám định; phân công người chịu trách nhiệm điều phối việc thực hiện giám định tư pháp trong trường hợp cần có từ 02 người trở lên thực hiện vụ việc giám định.
- Cá nhân, tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tiến hành nghiên cứu hồ sơ trưng cầu, yêu cầu và các quy định cụ thể của pháp luật có liên quan để chuẩn bị thực hiện giám định tư pháp. Trường hợp cần làm rõ thêm về nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định, đối tượng giám định thì có văn bản đề nghị người trưng cầu, yêu cầu giám định cung cấp thêm thông tin, tài liệu có liên quan.
- Trường hợp cần thiết, cá nhân, tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp tổ chức lây kết luận chuyên môn khác trước khi đưa ra đánh giá.
Thực hiện giám định trong quy trình giám định tư pháp hoạt động Khoa học và Công nghệ thực hiện như thế nào?
Căn cứ Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 03/2022/TT-BKHCN và Điều 14 Thông tư 03/2022/TT-BKHCN quy định thực hiện giám định trong quy trình giám định tư pháp hoạt động Khoa học và Công nghệ như sau:
(1) Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc triển khai thực hiện giám định như sau:
- Lập đề cương giám định với các nội dung cơ bản sau: căn cứ thực hiện giám định theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư này; thời gian dự kiến hoàn thành giám định; các điều kiện theo quy định của pháp luật để thực hiện giám định.
Đối với tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, ngoài những nội dung trên, đề cương giám định của tổ chức phải bao gồm danh sách nhân sự thực hiện giám định, người được phân công chủ trì thực hiện giám định, thông tin về năng lực của các cá nhân thực hiện giám định.
- Trường hợp cần thiết, cá nhân, tổ chức thực hiện giám định đề nghị với người trưng cầu, yêu cầu giám định về việc khảo sát đối tượng giám định để phục vụ công tác lập kế hoạch và thực hiện giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Thu thập thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung cần giám định.
- Thực hiện giám định.
- Xây dựng kết luận giám định theo hướng dẫn tại Thông tư này.
(2) Trường hợp có thay đổi về cá nhân, tổ chức giám định tư pháp, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử cá nhân, tổ chức thực hiện giám định có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho người trưng cầu, yêu cầu giám định.
(3) Trong quá trình thực hiện, người giám định phải lập văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định theo Mẫu số 04 tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
(4) Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc khi thực hiện giám định tư pháp có quyền sử dụng kết quả thực nghiệm, xét nghiệm bổ sung hoặc kết luận chuyên môn do cá nhân, tổ chức khác có đủ điều kiện, năng lực phù hợp theo quy định tại Thông tư này thực hiện nhằm phục vụ cho việc giám định.
(5) Căn cứ kết quả giám định tư pháp, kết luận chuyên môn khác (nếu có) và quy định của pháp luật có liên quan, tổ chức, cá nhân được trưng cầu, yêu cầu đưa ra kết luận giám định. Kết luận giám định thực hiện theo quy định tại Điều 32 Luật Giám định tư pháp (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp).
(6) Thời hạn giám định tư pháp: Thực hiện theo quy định tại Điều 15 Thông tư này.
Bàn giao kết luận giám định thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 03/2022/TT-BKHCN, tổ chức, cá nhân thực hiện giám định có trách nhiệm bàn giao kết luận giám định tư pháp hoạt động Khoa học và Công nghệ cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định.
Như vậy trên đây là 4 bước thực hiện quy trình giám định tư pháp trong hoạt động Khoa học và Công nghệ.
Trân trọng!
Thông tư 03/2022/TT-BKHCN có hiệu lực từ ngày 15/6/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?