Quy trình giám định hài cốt theo quy định mới nhất được thực hiện như thế nào? Mẫu kết luận giám định hài cốt được quy định như thế nào?
Trình tự thực hiện tiếp nhận và chuẩn bị trong giám định hài cốt?
Căn cứ tiểu mục III Mục 16 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 13/2022/TT-BYT có quy định trình tự thực hiện phương pháp trong quy trình giám định hài cốt như sau:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin, quyết định trưng cầu, hồ sơ và đối tượng giám định
- Bộ phận được phân công tiếp nhận thông tin, lập biên bản giao nhận quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ giám định và đối tượng giám định (nếu có).
* Hồ sơ gửi giám định gồm:
- Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định.
- Bản sao hợp pháp các hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung cần giám định:
+ Các hồ sơ y tế có liên quan đến giám định (nếu có).
+ Quyết định trưng cầu/yêu cầu giám định, kết luận giám định trước đó đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại.
+ Biên bản khám nghiệm tử thi, biên bản khám nghiệm hiện trường (nếu có).
+ Bản ảnh hiện trường, bản ảnh khám nghiệm tử thi (nếu có).
+ Các biên bản ghi lời khai (nếu có).
+ Các tài liệu khác có liên quan đến nội dung cần giám định (nếu có).
- Mẫu vật giám định (nếu có).
- Đối tượng giám định (nếu có).
* Nếu đủ điều kiện giám định, thực hiện các bước tiếp theo của quy trình này.
* Từ chối giám định trong trường hợp không đủ điều kiện giám định theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
Bước 2: Phân công cán bộ chuyên môn
- Lãnh đạo đơn vị phân công giám định viên (GĐV) pháp y, người giúp việc (NGV) cho GĐV pháp y thực hiện giám định.
- Nhiệm vụ của GĐV:
+ Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu.
+ Làm việc với đại diện cơ quan trưng cầu và các cơ quan có liên quan.
+ Chỉ đạo NGV chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị.
+ Chỉ đạo và hướng dẫn NGV trình tự thao tác xương, lấy mẫu xét nghiệm.
+ Chụp ảnh, ghi chép các dấu hiệu trong quá trình khám nghiệm vào văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định.
+ Thực hiện đo, đánh giá trên xương.
+ Chỉ định các xét nghiệm bổ sung, giám định khác.
+ Cùng với Hội đồng khám nghiệm hoàn thiện biên bản khám nghiệm.
+ Hoàn thiện văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định.
+ Đề nghị, tổ chức hội chẩn chuyên môn hoặc xin ý kiến chuyên gia nếu cần.
+ Tổng hợp, đánh giá các kết quả khám nghiệm, xét nghiệm bổ sung, giám định khác, hội chẩn, ý kiến chuyên gia,... đưa ra kết luận giám định.
+ Giải quyết những phát sinh trong quá trình giám định, báo cáo kết quả với lãnh đạo cơ quan.
+ Các GĐV phối hợp với nhau trong quá trình giám định, cùng nhau thảo luận, thống nhất trước khi kết luận giám định.
- Nhiệm vụ của NGV:
+ Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị, phương tiện bảo hộ.
+ Vệ sinh xương trước khi giám định.
+ Phụ giúp GĐV sắp xếp hài cốt, lấy mẫu xét nghiệm theo chỉ định của GĐV.
+ Vệ sinh sơ bộ, đóng gói trước khi bàn giao.
+ Vệ sinh dụng cụ, thiết bị, phương tiện.
+ Tập hợp các kết quả khám nghiệm, xét nghiệm bổ sung, giám định khác, hội chẩn, ý kiến chuyên gia,...
+ Bàn giao mẫu xét nghiệm (trong trường hợp cơ quan trưng cầu gửi mẫu xét nghiệm) hoặc lưu giữ, bảo quản mẫu trước khi bàn giao cho các cơ sở xét nghiệm.
+ Phụ giúp GĐV dự thảo văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định và kết luận giám định, hoàn thiện bản ảnh giám định trình GĐV duyệt.
+ Hoàn thiện hồ sơ giám định.
+ Bàn giao mẫu vật sau khi hoàn thành giám định.
+ Các nhiệm vụ khác theo phân công của GĐV.
Bước 3: Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu
GĐV nghiên cứu hồ sơ, tài liệu trước khi tiến hành giám định.
Bước 4: Làm việc với cán bộ cơ quan trưng cầu giám định
- Nhận đối tượng giám định, làm thủ tục giao nhận đối tượng giám định theo quy định.
- Yêu cầu cán bộ cơ quan trưng cầu giám định:
+ Cung cấp thêm thông tin, hồ sơ, tài liệu cần thiết.
+ Gửi mẫu đi làm các xét nghiệm bổ sung, giám định khác theo chỉ định của GĐV, lấy kết quả giao cho cơ quan giám định.
+ Bảo đảm an toàn cho người giám định nếu cần thiết.
- Phối hợp giải quyết các tình huống phát sinh.
Quy trình giám định hài cốt theo quy định mới nhất được thực hiện như thế nào? Mẫu kết luận giám định hài cốt được quy định như thế nào?
Phương pháp giám định hài cốt được quy định bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ tiểu mục IV Mục 16 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 13/2022/TT-BYT có quy định về phương pháp giám định hài cốt như sau:
(i) Đánh giá sơ bộ
- Vệ sinh, làm sạch xương.
- Xác định xương người hay xương động vật.
- Xác định xương của một người hay nhiều người, nam hay nữ.
- Sắp xếp bộ xương theo giải phẫu.
(ii) Khám nghiệm hài cốt
- Phân biệt xương người và xương động vật, căn cứ:
+ Hình thái xương sọ.
+ Hình thái xương mặt.
+ Hình thái xương chậu và các xương khác.
+ Xét nghiệm ADN.
- Xếp xương theo giải phẫu:
+ Phân biệt xương của một hay nhiều người.
+ Xác định xương của nam hay nữ, ước lượng độ tuổi, chiều cao, chủng tộc
- Ghi nhận các dấu hiệu tổn thương trên xương hoặc các bất thường khác.
(iii) Thu mẫu xét nghiệm bổ sung, giám định khác
Tùy từng trường hợp, GĐV quyết định việc thu mẫu và chỉ định xét nghiệm bổ sung/giám định cần thiết khác: Mô bệnh học, độc chất, ADN,…
(iv) Kết thúc khám nghiệm
- Bàn giao mẫu cho cơ quan trưng cầu sau khi hoàn thành khám nghiệm để thực hiện các xét nghiệm bổ sung, giám định khác.
- Trường hợp khám nghiệm hài cốt tại cơ quan giám định thì bàn giao đối tượng giám định, mẫu vật phải có biên bản bàn giao theo quy định.
(v) Nghiên cứu mẫu vật giám định, thực nghiệm
- Trường hợp cơ quan trưng cầu cung cấp mẫu vật thì GĐV nghiên cứu, giám định mẫu vật theo Quy trình giám định vật gây thương tích (Quy trình 11, mục IV).
- Trường hợp cần thiết GĐV báo cáo lãnh đạo đơn vị để tiến hành thực nghiệm.
(vi) Khám nghiệm hiện trường
Trong trường hợp cần thiết, GĐV có thể đề nghị được tham gia khám nghiệm hiện trường hoặc nghiên cứu hiện trường.
(vii) Hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia
Tiến hành hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia trong trường hợp cần thiết.
(vii) Tổng hợp, đánh giá và kết luận giám định
Tổng hợp các kết quả chính
- Kết quả khám nghiệm hài cốt.
- Kết quả xét nghiệm bổ sung, giám định khác (nếu có): Mô bệnh học, ADN, độc chất,...
- Kết quả giám định mẫu vật, kết quả thực nghiệm (nếu có).
- Kết quả hội chẩn, ý kiến chuyên gia (nếu có).
- Kết quả khám nghiệm hiện trường (nếu có).
- Kết quả khác (nếu có).
Kết luận giám định căn cứ vào các kết quả chính qua giám định, trả lời các nội dung câu hỏi theo quyết định trưng cầu giám định.
Mẫu kết luận giám định hài cốt được quy định như thế nào?
Hiện nay kết luận giám định tử thi được quy định tại Mẫu số 15a hoặc 15b Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 13/2022/TT-BYT như sau:
Tải Mẫu kết luận giám định hài cốt: Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giảm 50% tiền sử dụng đất trong trường hợp nào? Được giảm tiền sử dụng đất nhưng có nhiều mức giảm khác nhau thì được hưởng mức nào?
- Căn cứ định giá đất ở bao gồm những gì? Thời điểm định giá đất ở khi Nhà nước giao đất là khi nào?
- Mua có bảo lưu quyền truy đòi bộ chứng từ theo thư tín dụng là gì? Thời hạn truy đòi của phương thức này là bao lâu?
- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu có được tăng mức lương cơ sở không? Mức lương cơ sở mới nhất là bao nhiêu?
- ADN là gì? Người dân có bắt buộc phải cung cấp thông tin sinh trắc học về ADN cho cơ quan quản lý căn cước không?