Quy trình đánh giá, phân loại mức độ rủi ro về hóa đơn được Tổng cục Thuế hướng dẫn thực hiện như thế nào?
- Tổng cục Thuế hướng dẫn quy trình đánh giá, phân loại mức độ rủi ro về hóa đơn được quy định như thế nào?
- Quy trình đánh giá, xác định người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro trong quản lý và sử dụng hóa đơn gồm những bước nào?
- Việc đánh giá, phân loại người nộp thuế phải dựa trên nguyên tắc chung như thế nào?
Tổng cục Thuế hướng dẫn quy trình đánh giá, phân loại mức độ rủi ro về hóa đơn được quy định như thế nào?
Ngày 10/5/2023, Tổng cục Thuế ban hành Quyết định 575/QĐ-TCT về việc ban hành Quy trình áp dụng quản lý rủi ro đánh giá, xác định người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro trong quản lý và sử dụng hóa đơn.
Theo đó, Quyết định hướng dẫn Quy trình cơ quan Thuế thu thập, phân tích thông tin, đánh giá, phân loại mức độ rủi ro về hóa đơn và biện pháp quản lý người nộp thuế theo mức độ rủi ro hóa đơn.
Cơ quan Thuế sẽ tiến hành đánh giá, phân loại người nộp thuế có rủi ro về hóa đơn định kỳ vào ngày 25 hàng tháng bằng phương thức đánh giá tự động dựa trên cơ sở thông tin quản lý rủi ro được cập nhật trên ứng dụng QLRR.
Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế sẽ ban hành ngưỡng rủi ro kết hợp với Bộ chỉ số tiêu chí ban hành tại Quyết định 78/QĐ-TCT năm 2023 để làm căn cứ phân loại người nộp thuế có rủi ro về hóa đơn theo 3 hạng: rủi ro cao, rủi ro trung bình và rủi ro thấp.
Trường hợp cần thiết, sẽ áp dụng thêm các chỉ số tiêu chí phụ để phân loại mức độ rủi ro về hóa đơn của người nộp thuế như: số kỳ chậm khai thuế; số lần thay đổi trụ sở; số lần bị xử phạt về thuế, hóa đơn; tỷ lệ nộp thuế GTGT trên tổng doanh thu thấp...
Quyết định 575/QĐ-TCT năm 2023 cũng nêu rõ các biện pháp xử lý, đối với người nộp thuế có rủi ro cao (Nhóm I), cơ quan thuế sẽ bắt buộc chuyển từ sử dụng HĐĐT không mã sang có mã; đối với người nộp thuế có rủi ro hoặc có dấu hiệu rủi ro (Nhóm II, Nhóm III) sẽ tiến hành kiểm tra xử phạt về hóa đơn.
Theo Tổng cục Thuế, quy trình đánh giá, xác định người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro trong quản lý và sử dụng hóa đơn với mục đích:
- Hướng dẫn cơ quan thuế thực hiện thu thập, phân tích thông tin, phân loại mức độ rủi ro người nộp thuế trong quản lý và sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật.
- Chuẩn hóa các nội dung và các bước công việc, tạo sự thống nhất, khách quan trong công tác đánh giá người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro trong quản lý và sử dụng hóa đơn.
- Góp phần hiện đại hóa công tác đánh giá người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro trong quản lý và sử dụng hóa đơn, nâng cao khả năng phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi mua bán, sử dụng hóa đơn không hợp pháp hoặc sử dụng không hợp pháp hóa đơn nhằm gian lận tiền thuế, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế.
Quyết định 575/QĐ-TCT 2023 hướng dẫn quy trình đánh giá, phân loại mức độ rủi ro về hóa đơn như thế nào?
Quy trình đánh giá, xác định người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro trong quản lý và sử dụng hóa đơn gồm những bước nào?
Theo nội dung quy trình ban hành kèm theo Quyết định 575/QĐ-TCT năm 2023 thì quá trình ánh giá, xác định người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro trong quản lý và sử dụng hóa đơn gồm những bước sau:
(1) Thu thập, xử lý thông tin
Theo đó, cơ quan thuế thực hiện thu thập, cập nhật và xử lý thông tin nhằm đảm bảo tính đầy đủ, chính xác và kịp thời trước khi phân tích, đánh giá rủi ro người nộp thuế trong quản lý và sử dụng hóa đơn.
(2) Xây dựng, sử dụng Bộ chỉ số tiêu chí đánh giá, xác định người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro trong quản lý và sử dụng hóa đơn
(3) Đánh giá, phân loại người nộp thuế
(4) Báo cáo kết quả thực hiện công tác áp dụng quản lý rủi ro trong việc đánh giá người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro trong quản lý và sử dụng hóa đơn.
Việc đánh giá, phân loại người nộp thuế phải dựa trên nguyên tắc chung như thế nào?
Theo Điều 6 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 575/QĐ-TCT năm 2023 về nguyên tắc chung để thực hiện đánh giá, phân loại người nộp thuế như sau:
- Việc phân tích, đánh giá, phân loại người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro trong quản lý và sử dụng hóa đơn được thực hiện tự động trên ứng dụng QLRR theo từng cơ quan thuế quản lý trực tiếp NNT.
Trường hợp ứng dụng QLRR thiếu thông tin để xác định NNT có dấu hiệu rủi ro thì việc áp dụng QLRR được thực hiện thủ công bằng văn bản đề xuất hoặc văn bản ký phát hành của người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế theo quy định.
- Việc đánh giá, phân loại người nộp thuế được thực hiện trên cơ sở thông tin quản lý rủi ro được cập nhật trên ứng dụng QLRR tại thời điểm đánh giá và các tiêu chí, chỉ số tiêu chí phân tích thông tin đánh giá NNT có dấu hiệu rủi ro trong quản lý và sử dụng hóa đơn do Tổng cục Thuế ban hành.
- Việc đánh giá, phân loại người nộp thuế được thực hiện định kỳ vào ngày 25 hàng tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?