Quy trình cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật thực hiện tại Cơ quan thú y cấp tỉnh hiện nay như thế nào?
- Cơ quan nào sẽ lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật thực hiện tại Cơ quan thú y cấp tỉnh?
- Quy trình cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật thực hiện tại Cơ quan thú y cấp tỉnh hiện nay ra sao?
- Bao lâu sẽ nhận được kết quả thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật thực hiện tại Cơ quan thú y cấp tỉnh?
Cơ quan nào sẽ lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật thực hiện tại Cơ quan thú y cấp tỉnh?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNN về thẩm định và cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật như sau:
Cơ quan thẩm định và cấp Giấy chứng nhận cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật
1. Cục Thú y thẩm định và cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) đối với:
a) Cơ sở an toàn dịch bệnh động vật phục vụ xuất khẩu, hỗn hợp xuất khẩu và tiêu dùng trong nước;
b) Vùng an toàn dịch bệnh động vật cấp xã phục vụ xuất khẩu, hỗn hợp xuất khẩu và tiêu dùng trong nước;
c) Vùng an toàn dịch bệnh động vật cấp huyện, cấp tỉnh.
2. Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh thẩm định và cấp Giấy chứng nhận đối với cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật không thuộc phạm vi quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Cơ quan thẩm định và cấp Giấy chứng nhận gọi chung là Cơ quan thú y.
Theo quy định trên thì Cơ quan thú y cấp tỉnh sẽ thực hiện thẩm định và cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với vùng an toàn dịch bệnh động vật cấp xã, phường, thị trấn và những vùng không phục vụ xuất khẩu, hỗn hợp xuất khẩu, tiêu dùng trong nước.
Căn cứ khoản 1 Điều 26 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT có quy định như sau:
Hồ sơ đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật
1. Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật cấp xã, phường, thị trấn), Ủy ban nhân dân cấp cấp huyện (đối với vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương), Ủy ban nhân dân cấp cấp tỉnh (đối với vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân, chỉ đạo cơ quan chuyên môn, tổ chức lập hồ sơ đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh và nộp 01 bộ hồ sơ đến Cơ quan thú y theo một trong các hình thức: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ công trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
Như vậy, kết hợp từ những nội dung quy định nêu trên thì cơ quan lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật thực hiện tại Cơ quan thú y cấp tỉnh được xác định là UBND cấp xã.
Quy trình cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật thực hiện tại Cơ quan thú y cấp tỉnh hiện nay ra sao? (Hình từ Internet)
Quy trình cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật thực hiện tại Cơ quan thú y cấp tỉnh hiện nay ra sao?
Quy trình cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật thực hiện tại Cơ quan thú y cấp tỉnh hiện nay được thực hiện theo quy định tại khoản a tiểu mục 3 Mục B Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 554/QĐ-BNN-TY năm 2023.
Cụ thể như sau:
Bước 1: Gửi hồ sơ
Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo cơ quan chuyên môn, tổ chức lập hồ sơ đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh và gửi đến Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh.
Bước 2: Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ
Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh tiếp nhận và thẩm định hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh thông báo cho Ủy ban nhân dân về kế hoạch đánh giá thực tế tại vùng.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân để hoàn thiện.
Bước 3: Thành lập đoàn đánh giá và đi kiểm tra
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thẩm định xong nội dung của hồ sơ, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh tổ chức Đoàn đánh giá và thực hiện đánh giá tại vùng.
Bước 4: Đánh giá tại vùng
- Đánh giá trực tiếp tại vùng:
+ Đánh giá mức độ đáp ứng các quy định về vùng an toàn dịch bệnh động vật;
+ Kiểm tra việc quản lý thông tin, dữ liệu và hệ thống truy xuất nguồn gốc theo quy định tại Điều 24 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT ;
+ Lấy mẫu để xét nghiệm nếu phát hiện động vật có dấu hiệu nghi mắc bệnh hoặc không đảm bảo điều kiện an toàn sinh học;
+ Lập biên bản và thông báo kết quả đánh giá cho cho Ủy ban nhân dân, đồng thời báo cáo kết quả đánh giá bằng văn bản cho lãnh đạo Cơ quan thú y;
+ Thống nhất với Ủy ban nhân dân về thời gian, nội dung khắc phục sai lỗi với các trường hợp không đạt yêu cầu.
- Trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh lây lan sang người hoặc dịch bệnh động vật nguy hiểm phải công bố dịch theo quy định của pháp luật về thú y, thực hiện đánh giá như sau:
+ Áp dụng hình thức đánh giá trực tuyến đối với vùng đáp ứng yêu cầu về nguồn lực, phương tiện kỹ thuật thực hiện (máy tính, đường truyền internet, ứng dụng phần mềm, máy ghi âm, ghi hình).
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin, dữ liệu, tài liệu, hình ảnh, hồ sơ cung cấp cho Đoàn đánh giá;
+ Trường hợp cần thiết, Cơ quan thú y tổ chức đánh giá trực tiếp tại vùng sau khi thiên tai, dịch bệnh đã được kiểm soát theo quy định của pháp luật.
Bước 5: Cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật
- Trường hợp vùng không phải khắc phục sai lỗi:
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc việc đánh giá tại vùng hoặc kể từ ngày nhận kết quả xét nghiệm bệnh, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận cho vùng đạt yêu cầu và bổ sung tên vùng vào danh sách cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật; trường hợp vùng có kết quả đánh giá không đạt yêu cầu Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
- Trường hợp vùng phải khắc phục sai lỗi:
+ Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được Báo cáo khắc phục sai lỗi, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh tiếp nhận và thẩm định hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh theo quy định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở để hoàn thiện.
Bao lâu sẽ nhận được kết quả thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật thực hiện tại Cơ quan thú y cấp tỉnh?
Căn cứ theo quy định tại khoản d tiểu mục 3 Mục B Phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 554/QĐ-BNN-TY năm 2023, thời hạn giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật thực hiện tại Cơ quan thú y cấp tỉnh như sau:
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ; không phải thực hiện khắc phục theo quy định: 30 ngày;
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ; không phải thực hiện khắc phục theo quy định: 30 ngày không kể thời gian vùng hoàn thiện hồ sơ;
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ; phải thực hiện khắc phục theo quy định: 35 ngày không kể thời gian vùng thực hiện khắc phục;
- Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ; phải thực hiện khắc phục theo quy định: 35 ngày không kể thời gian vùng hoàn thiện hồ sơ và thực hiện khắc phục.
Xem chi tiết tại Quyết định 554/QĐ-BNN-TY năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?
- STT Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo CBCCVC bắt đầu nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Các điểm bắn pháo hoa Tết âm lịch 2025 trên cả nước? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Nguyên đán 63 tỉnh thành năm 2025?
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?