Quy trình ban hành tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm được quy định như thế nào?
- Tiêu chuẩn của thành viên ban chủ nhiệm xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm theo ngành, nghề như thế nào?
- Hội đồng thẩm định tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm theo ngành, nghề gồm những thành phần nào?
- Quy trình tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm như thế nào?
Tiêu chuẩn của thành viên ban chủ nhiệm xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm theo ngành, nghề như thế nào?
Đối với quy định về tiêu chuẩn của thành viên ban chủ nhiệm xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm theo ngành, nghề thì tại tiểu mục 1 Mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH quy định cụ thể như sau:
QUY TRÌNH XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH TIÊU CHUẨN CƠ SỞ VẬT CHẤT TRONG THỰC HÀNH, THỰC NGHIỆM, THÍ NGHIỆM THEO NGÀNH, NGHỀ
1. Thành lập Ban chủ nhiệm xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm theo ngành, nghề (Ban chủ nhiệm)
a) Cơ quan được giao nhiệm vụ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm thành lập Ban chủ nhiệm xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm theo ngành, nghề.
b) Thành phần Ban chủ nhiệm xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm
Ban chủ nhiệm xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm có 07 hoặc 09 thành viên. Tùy thuộc khối lượng công việc, điều kiện cụ thể của từng ngành, nghề cần xây dựng, cơ quan tổ chức xây dựng quyết định số lượng thành viên Ban chủ nhiệm.
Ban chủ nhiệm gồm: Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm và các ủy viên, trong đó 01 (một) ủy viên kiêm Thư ký ban.
Thành viên Ban chủ nhiệm là các nhà giáo, cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn về ngành, nghề xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm.
c) Tiêu chuẩn đối với thành viên Ban chủ nhiệm: Có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên; có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong ngành, nghề cần xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm và hiện đang làm việc trong các lĩnh vực thuộc ngành, nghề đó.
Theo đó, tiêu chuẩn của thành viên ban chủ nhiệm xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm theo ngành, nghề bao gồm:
- Có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên; và
- Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong ngành, nghề cần xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm và hiện đang làm việc trong các lĩnh vực thuộc ngành, nghề đó.
Quy trình ban hành tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Hội đồng thẩm định tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm theo ngành, nghề gồm những thành phần nào?
Căn cứ vào tiểu mục 2 Mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH quy định về thành phần của Hội đồng thẩm định tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm theo ngành, nghề cụ thể như sau:
QUY TRÌNH XÂY DỰNG, THẨM ĐỊNH TIÊU CHUẨN CƠ SỞ VẬT CHẤT TRONG THỰC HÀNH, THỰC NGHIỆM, THÍ NGHIỆM THEO NGÀNH, NGHỀ
...
2. Hội đồng thẩm định định tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm theo ngành, nghề (Hội đồng thẩm định)
a) Cơ quan ban hành tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm quyết định thành lập Hội đồng thẩm định tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm và quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc của Hội đồng thẩm định.
b) Thành phần của Hội đồng thẩm định: Hội đồng thẩm định có 07 hoặc 09 thành viên. Căn cứ vào khối lượng công việc của từng ngành, nghề cơ quan ban hành tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm quyết định số lượng thành viên Hội đồng thẩm định cho phù hợp.
c) Hội đồng thẩm định gồm: Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng và các ủy viên, trong đó 01 (một) ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng.
d) Thành viên của Hội đồng thẩm định là các nhà giáo, cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ chuyên môn về ngành, nghề đang được xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm.
đ) Tiêu chuẩn đối với thành viên Hội đồng thẩm định: Có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên; có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong ngành, nghề cần xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm và hiện đang làm việc trong các lĩnh vực thuộc ngành, nghề đó và không là thành viên Ban chủ nhiệm của ngành, nghề cần thẩm định.
Như vậy, thành phần của Hội đồng thẩm định tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm theo ngành, nghề bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng;
- Phó Chủ tịch Hội đồng
- Các ủy viên.
Trong đó 01 (một) ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng.
Quy trình tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm như thế nào?
Về quy trình tổ chức xây dựng, thẩm định và ban hành tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm thì căn cứ vào tiểu mục 3 Mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Chuẩn bị
- Cơ quan được giao tổ chức xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm tập huấn về phương pháp, quy trình xây dựng cho Ban chủ nhiệm và tập huấn phương pháp, quy trình thẩm định cho Hội đồng thẩm định.
- Ban chủ nhiệm xây dựng đề cương tổng hợp và đề cương chi tiết; tổ chức các cuộc họp, thảo luận xây dựng đề cương, xây dựng kế hoạch thực hiện.
Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm
Nội dung xây dựng bao gồm:
- Xác định số lượng các phòng chức năng; xác định cơ cấu chung các phòng chức năng (chỗ làm việc của phụ trách phòng/xưởng/trại; chỗ để dụng cụ, đồ nghề, vật liệu (kho); chỗ thay quần áo, tắm rửa, vệ sinh; chỗ đặt máy móc, thiết bị và thực hành; chỗ sửa chữa máy móc và hoàn chỉnh sản phẩm...).
- Xác định diện tích tối thiểu cho từng phòng chức năng.
- Đề xuất các sơ đồ mặt bằng bố trí thiết bị cho từng phòng chức năng.
- Xây dựng các tiêu chuẩn theo từng phòng chức năng:
Tùy thuộc vào ngành, nghề cụ thể để xác định một trong các tiêu chuẩn sau:
+ Tiêu chuẩn chiếu sáng; tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy;
+ Tiêu chuẩn về điện từ trường;
+ Tiêu chuẩn về an toàn điện động lực;
+ Tiêu chuẩn về bức xạ, phóng xạ; tiêu chuẩn cấp, thoát nước;
+ Tiêu chuẩn chống sét;
+ Tiêu chuẩn độ ồn;
+ Tiêu chuẩn về độ rung;
+ Tiêu chuẩn độ sạch;
+ Tiêu chuẩn độ bụi;
+ Tiêu chuẩn độ ẩm;
+ Tiêu chuẩn nhiệt độ;
+ Tiêu chuẩn về khoảng cách an toàn;
+ Tiêu chuẩn về không gian làm việc;
+ Tiêu chuẩn độ thoáng (thông gió);
+ Tiêu chuẩn về độ dốc...
Tổ chức hội thảo; lấy ý kiến chuyên gia và khảo sát để đánh giá thực tiễn
- Tổ chức hội thảo (tối thiểu 20 người).
- Lấy ý kiến chuyên gia độc lập (tối thiểu 15 chuyên gia).
- Tổ chức khảo sát tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (ít nhất 15 cơ sở).
- Trên cơ sở ý kiến chuyên gia và kết quả khảo sát, đánh giá thực tiễn, Ban chủ nhiệm chỉnh sửa, hoàn thiện và biên tập tổng thể tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm.
Thẩm định định tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm
- Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm lập kế hoạch thẩm định và gửi tài liệu đến các thành viên;
- Các thành viên Hội đồng thẩm định nghiên cứu dự thảo tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm và các tài liệu liên quan để chuẩn bị ý kiến nhận xét, đánh giá (bằng văn bản) đối với dự thảo tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm và báo cáo Chủ tịch Hội đồng thẩm định.
Nội dung cuộc họp thẩm định
- Ban chủ nhiệm báo cáo dự thảo tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm.
- Ban chủ nhiệm giải đáp các câu hỏi của Hội đồng thẩm định.
- Các thành viên Hội đồng thẩm định thảo luận, đánh giá công khai về dự thảo tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm.
- Các thành viên Hội đồng thẩm định đánh giá chất lượng của dự thảo tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm bằng phương pháp bỏ phiếu kín theo các mức sau:
+ Mức 1: Đạt yêu cầu đề nghị ban hành.
+ Mức 2: Đạt yêu cầu nhưng phải chỉnh sửa trước khi đề nghị ban hành.
+ Mức 3: Không đạt yêu cầu phải xây dựng lại.
- Chủ tịch Hội đồng thẩm định tổng hợp các ý kiến đánh giá của các thành viên Hội đồng thẩm định và kết luận về chất lượng của tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm trên cơ sở đồng thuận của tất cả các thành viên Hội đồng thẩm định tham gia cuộc họp (theo một trong ba mức quy định trên). Nếu dự thảo tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm phải chỉnh sửa thì Chủ tịch Hội đồng thẩm định sẽ yêu cầu chi tiết việc chỉnh sửa.
Trường hợp dự thảo không đạt yêu cầu phải xây dựng lại thì Chủ tịch Hội đồng thẩm định sẽ quyết định phương án tổ chức thẩm định lại để Ban chủ nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ theo kết luận của Chủ tịch Hội đồng thẩm định.
- Chủ tịch Hội đồng thẩm định tổng hợp, báo cáo cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm về kết quả thẩm định.
Ban hành tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm
- Căn cứ biên bản thẩm định, kết luận thẩm định và báo cáo chỉnh sửa (nếu có), cơ quan có thẩm quyền ký ban hành tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm theo quy định.
- Cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xây dựng tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát quá trình xây dựng, thẩm định tiêu chuẩn cơ sở vật chất trong thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế suất chuyển nhượng bất động sản? Các trường hợp áp dụng thuế suất thuế TNCN đối với chuyển nhượng bất động sản?
- Bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025? Tải trọn bộ bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025?
- Cách tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi Xuân Ất Tỵ? Hướng dẫn tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi theo Thông tư 06?
- Bài phát biểu trong lễ mừng thọ của con cháu? Hướng dẫn Trang trí lễ mừng thọ theo Thông tư 06?
- Dự phòng bảo hành công trình xây dựng là gì? Tải về giấy đề nghị thanh toán tiền bảo hành công trình xây dựng?