Quy hoạch phát triển không gian du lịch Việt Nam từ 2021-2030 gồm các cực tăng trưởng và khu vực động lực nào?
6 vùng trong phát triển du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là gì?
Ngày 13 tháng 6 năm 2024, Chính phủ đã ban hành Quyết định 509/QÐ-TTg năm 2024 phê duyệt Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Căn cứ tiết a tiểu mục 3 Mục IV Điều 1 Quyết định 509/QĐ-TTg năm 2024 quy định về định hướng phát triển và liên kết phát triển du lịch theo các vùng kinh tế - xã hội được xác định trong Quy hoạch tổng thể quốc gia thành các vùng cụ thể:
- Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc:
+ Phát triển các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác thế mạnh từ cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các cộng đồng các dân tộc.
Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch mang đặc trưng riêng của vùng: du lịch về nguồn; du lịch tìm hiểu văn hóa - lịch sử, du lịch trải nghiệm cuộc sống cộng đồng dân tộc thiểu số; du lịch khám phá thiên nhiên, thể thao mạo hiểm; du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái núi, sinh thái hồ;
+ Tăng cường liên kết khai thác tài nguyên du lịch và tận dụng lợi thế về kết cấu hạ tầng theo các cụm: Sơn La - Yên Bái; Lai Châu - Lào Cai - Hà Giang; Lào Cai - Phú Thọ - Yên Bái; Cao Bằng - Lạng Sơn; Thái Nguyên - Tuyên Quang.
Liên kết với vùng đồng bằng sông Hồng, với Trung Quốc và CHDCND Lào theo hành lang du lịch Đông - Tây phía Bắc (hình thành trên cơ sở hành lang kinh tế Điện Biên - Sơn La - Hòa Bình - Hà Nội).
- Vùng Đồng bằng sông Hồng:
+ Phát triển các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác thế mạnh từ hệ thống di sản thế giới, các giá trị văn hóa truyền thống, cảnh quan thiên nhiên biển, đảo, hệ sinh thái đa dạng, các đô thị.
Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch mang đặc trưng riêng của vùng: tham quan và trải nghiệm di sản thế giới Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình), Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội); du lịch tìm hiểu văn hóa, tín ngưỡng dân gian; du lịch làng nghề, lễ hội; du lịch đô thị gắn với công nghiệp văn hóa và kinh tế ban đêm;
+ Tăng cường liên kết khai thác tài nguyên du lịch và tận dụng lợi thế về kết cấu hạ tầng theo các cụm: Quảng Ninh - Hải Phòng; Thái Bình - Nam Định.
Liên kết với vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, với Trung Quốc theo hành lang du lịch Bắc - Nam phía Đông, vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ (Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình); với vùng Trung du và Miền núi phía Bắc theo hành lang du lịch Đông - Tây phía Bắc (hình thành trên cơ sở hành lang kinh tế Điện Biên - Sơn La - Hòa Bình - Hà Nội).
- Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung:
+ Phát triển các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác thế mạnh từ tài nguyên du lịch biển đảo, cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái đa dạng, hệ thống di sản thế giới, các di tích văn hóa lịch sử.
Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch mang đặc trưng riêng của vùng: du lịch “Con đường di sản miền Trung”; du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo; du lịch tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử và cách mạng; du lịch sinh thái hang động; du lịch tìm hiểu văn hóa dân tộc;
+ Tăng cường liên kết khai thác tài nguyên du lịch và tận dụng lợi thế về kết cấu hạ tầng theo các cụm: Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh; Quảng Bình - Quảng Trị; Thừa thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam; Quảng Ngãi - Phú Yên - Bình Định; Khánh Hòa - Ninh Thuận - Bình Thuận.
Liên kết với vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ theo hành lang du lịch Bắc - Nam phía Đông; với vùng Tây Nguyên theo hành lang du lịch Đông - Tây (miền Trung).
- Vùng Tây Nguyên:
+ Phát triển các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác thế mạnh từ cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái đa dạng và bản sắc văn hóa đặc trưng.
Ưu tiên phát triển các sản phẩm mang đặc trưng riêng của vùng: du lịch khám phá, trải nghiệm thiên nhiên vùng đất cao nguyên, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên; du lịch “Con đường xanh Tây Nguyên”; du lịch nghỉ dưỡng núi, du lịch sinh thái;
+ Tăng cường liên kết khai thác tài nguyên du lịch và tận dụng lợi thế về kết cấu hạ tầng theo các cụm: Gia Lai - Kon Tum; Lâm Đồng; Đắk Lắk - Đắk Nông.
Liên kết với vùng Đông Nam Bộ theo hành lang du lịch Bắc - Nam phía Tây; với vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, với CHDCND Lào theo hành lang du lịch Đông - Tây (miền Trung).
- Vùng Đông Nam Bộ:
+ Phát triển các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác thế mạnh từ hệ thống di tích lịch sử, văn hóa, di tích cách mạng, các đô thị, tài nguyên du lịch biển đảo.
Ưu tiên phát triển các sản phẩm mang đặc trưng vùng: du lịch hội nghị, hội thảo, sự kiện (MICE), du lịch đô thị gắn với công nghiệp văn hóa và kinh tế ban đêm, du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo;
+ Tăng cường liên kết khai thác tài nguyên du lịch và tận dụng lợi thế về kết cấu hạ tầng theo các cụm: Đồng Nai - Bình Dương; Bình Phước - Tây Ninh; Bà Rịa - Vũng Tàu.
Liên kết với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung theo hành lang du lịch Bắc - Nam phía Đông và phía Tây; với Campuchia theo hành lang du lịch Đông - Tây phía Nam.
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Phát triển các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác thế mạnh từ hệ sinh thái sông nước, cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên du lịch biển, đảo, di tích lịch sử văn hóa cùng các giá trị văn hóa truyền thống đa dạng.
Ưu tiên phát triển các sản phẩm mang đặc trưng riêng của vùng: du lịch sông nước miệt vườn; tìm hiểu di sản văn hóa; du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo, vui chơi giải trí;
+ Tăng cường liên kết khai thác tài nguyên du lịch và tận dụng lợi thế về kết cấu hạ tầng theo các cụm: An Giang - Đồng Tháp - Long An; Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng; Kiên Giang - Cà Mau.
Liên kết với vùng Đông Nam Bộ theo các hành lang du lịch Bắc - Nam phía Đông và phía Tây, với Campuchia, Thái Lan theo hành lang ven biển phía Nam (Hà Tiên - Rạch Giá - Cà Mau).
6 vùng 3 cực tăng trưởng 8 khu vực động lực trong phát triển du lịch là gì? Định hướng phát triển du lịch theo Quyết định 509/QĐ-TTg 2024 như thế nào?(Hình tư Internet)
3 cực tăng trưởng trong định hướng phát triển du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là gì?
Căn cứ tiết b tiểu mục 3 Mục IV Điều 1 Quyết định 509/QĐ-TTg năm 2024 quy định hình thành 03 cực tăng trưởng du lịch chủ đạo gắn với các cực tăng trưởng quốc gia, gồm:
- Thủ đô Hà Nội: Cực tăng trưởng quốc gia ở khu vực phía Bắc, đóng vai trò cửa ngõ và trung tâm phân phối khách cho các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Hồng và cả vùng Trung du và Miền núi phía Bắc.
- Thành phố Hồ Chí Minh: Cực tăng trưởng quốc gia ở khu vực phía Nam, đóng vai trò cửa ngõ thu hút khách quốc tế lớn nhất Việt Nam, lan tỏa và dẫn dắt du lịch toàn bộ vùng Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Tây Nguyên và các tỉnh Duyên hải phía Nam của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung.
- Thành phố Đà Nẵng: Cực tăng trưởng quốc gia ở khu vực miền Trung, đóng vai trò là cửa ngõ thu hút khách theo đường không, đường biển và đường bộ (hành lang kinh tế Đông - Tây) và là động lực thúc đẩy phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và cả vùng Tây Nguyên.
8 khu vực động lực trong định hướng phát triển du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là gì?
Căn cứ tiết c tiểu mục 3 Mục IV Điều 1 Quyết định 509/QĐ-TTg năm 2024 quy định xây dựng và hình thành 08 khu vực động lực phát triển du lịch để tập trung nguồn lực, phát huy tối đa hiệu quả đầu tư, lan tỏa, thúc đẩy những lợi ích và giá trị của du lịch:
- Đến 2030, tập trung hình thành 06 khu vực động lực:
+ Khu vực động lực phát triển du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Ninh Bình: Thúc đẩy phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Hồng, rộng hơn là cả khu vực miền Bắc, gắn kết đa dạng và bổ trợ lẫn nhau về sản phẩm du lịch văn hoá lịch sử với du lịch biển, di sản thế giới;
+ Khu vực động lực phát triển du lịch Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh: Tạo sự hỗ trợ theo hướng kết hợp đa dạng sản phẩm du lịch gắn với sinh thái, di sản thế giới, văn hóa lịch sử, tín ngưỡng với du lịch biển, du lịch về nguồn, du lịch cộng đồng gắn với các dân tộc thiểu số vùng núi;
+ Khu vực động lực phát triển du lịch Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam: Thúc đẩy phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung;
Kết nối các di sản thế giới trong nước với quốc tế, gắn kết các sản phẩm du lịch văn hóa với du lịch đô thị và nghỉ dưỡng biển;
+ Khu vực động lực phát triển du lịch Khánh Hòa - Lâm Đồng - Ninh Thuận - Bình Thuận: Thúc đẩy phát triển du lịch trên cơ sở tăng cường liên kết giữa vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với vùng Tây Nguyên;
Đa dạng hoá sản phẩm trên cơ sở kết nối giữa du lịch nghỉ dưỡng núi với nghỉ dưỡng biển, văn hoá vùng đồng bằng với không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên;
+ Khu vực động lực phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh - Bà Rịa - Vũng Tàu: Thúc đẩy phát triển du lịch toàn bộ vùng Đông Nam Bộ, gắn kết phát triển du lịch với hành lang kinh tế phía Nam;
+ Khu vực động lực phát triển du lịch Cần Thơ - Kiên Giang - Cà Mau: Thúc đẩy phát triển du lịch toàn bộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long, gắn kết phát triển du lịch với hành lang kinh tế ven biển thuộc hành lang kinh tế phía Nam.
- Giai đoạn sau 2030, hình thành 02 khu vực động lực:
+ Khu vực động lực phát triển du lịch Lào Cai - Hà Giang: Thúc đẩy phát triển du lịch toàn bộ vùng Trung du và Miền núi phía Bắc kết nối với thị trường khách du lịch ở Vân Nam (Trung Quốc) và gắn kết phát triển du lịch theo hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng;
+ Khu vực động lực phát triển du lịch Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên: Thúc đẩy phát triển du lịch cho khu vực tiểu vùng Tây Bắc thuộc vùng Trung du và Miền núi phía Bắc, gắn kết phát triển du lịch theo hành lang kinh tế Đông Tây theo quốc lộ 6.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?