Quỹ Hỗ trợ nông dân phải báo cáo định kỳ trong thời gian bao lâu? Thời hạn, phương thức gửi báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân như thế nào?
Quỹ Hỗ trợ nông dân phải báo cáo định kỳ trong thời gian bao lâu?
Căn cứ theo quy đinh tại khoản 1, 2 Điều 37 Nghị định 37/2023/NĐ-CP quy định chế độ báo cáo định kỳ mà quỹ hỗ trợ nông dân phải báo báo như sau:
- Đối với các Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh/huyện: Lập và gửi các báo cáo định ký 6 tháng và hằng năm về Hội nông dân cùng cấp để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/huyện nơi Quỹ Hỗ trợ nông dân thành lập và gửi về Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương để tổng hợp như sau:
- Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương: Tổng hợp, lập và gửi các báo cáo định kỳ 6 tháng và hằng năm của hệ thống Quỹ Hỗ trợ nông dân trên phạm vi toàn quốc.
Báo cáo tổng hợp được gửi về Trung ương Hội nông dân Việt Nam, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, giám sát.
Quỹ Hỗ trợ nông dân phải báo cáo định kỳ trong thời gian bao lâu? Thời hạn, phương thức gửi báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân như thế nào? (Hình từ Interent)
Thời hạn, phương thức gửi báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân như thế nào?
Căn cứ theo quy đinh tại khoản 4, 5 Điều 37 Nghị định 37/2023/NĐ-CP quy định chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân như sau:
Chế độ báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân
...
4. Thời hạn gửi báo cáo:
a) Báo cáo 06 tháng gửi chậm nhất trước ngày 31 tháng 7 hằng năm;
b) Báo cáo năm được gửi chậm nhất là sau 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính; riêng báo cáo tài chính năm được kiểm toán của Quỹ Hỗ trợ nông dân được gửi chậm nhất là sau 30 ngày kể từ ngày có kết quả kiểm toán báo cáo tài chính.
5. Phương thức gửi báo cáo: Quỹ Hỗ trợ nông dân thực hiện gửi báo cáo theo phương thức gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
Theo đó, thời hạn gửi báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân như sau:
- Đối với báo cáo 6 tháng: chậm nhất trước ngày 31 tháng 7 hằng năm
- Đối với báo cáo năm: gửi chậm nhất là sau 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính
Riêng báo cáo tài chính năm được kiểm toán của Quỹ Hỗ trợ nông dân được gửi chậm nhất là sau 30 ngày kể từ ngày có kết quả kiểm toán báo cáo tài chính.
* Năm tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dân từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hằng năm.
Đồng thời, phương thức gửi báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân là gửi báo cáo theo phương thức gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
Lưu ý: Trường hợp đột xuất, Quỹ Hỗ trợ nông dân có trách nhiệm, nghĩa vụ cung cấp thông tin, báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.
Quỹ Hỗ trợ nông dân đánh giá hiệu quả hoạt động theo các chỉ tiêu nào hằng năm?
Căn cứ theo quy đinh tại Điều 38 Nghị định 37/2023/NĐ-CP quy định giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân như sau:
Giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân
1. Ban Thường vụ Hội nông dân các cấp có trách nhiệm giám sát và đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân cùng cấp.
2. Hằng năm, Quỹ Hỗ trợ nông dân đánh giá hiệu quả hoạt động theo các chỉ tiêu bao gồm:
a) Chỉ tiêu 1: Dư nợ tín dụng;
b) Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ nợ xấu;
c) Chỉ tiêu 3: Kết quả tài chính hằng năm;
d) Chỉ tiêu 4: Chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn, nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, quy định về chế độ báo cáo tài chính và báo cáo để thực hiện giám sát tài chính.
3. Khi tính toán các chỉ tiêu quy định tại khoản 2 Điều này được xem xét, loại trừ các yếu tố tác động:
a) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh và các nguyên nhân bất khả kháng khác;
b) Do Nhà nước điều chỉnh chính sách hoặc biến động của thị trường làm ảnh hưởng lớn đến thu nhập và tình hình hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
4. Ban Thường vụ Hội Nông dân các cấp có ý kiến về kế hoạch tài chính của Quỹ Hỗ trợ nông dân cùng cấp và giao chỉ tiêu đánh giá, xếp loại cho Quỹ Hỗ trợ nông dân cùng cấp bằng văn bản trước ngày 30 tháng 4 của năm kế hoạch và không được điều chỉnh trong suốt kỳ thực hiện kế hoạch trừ trường hợp bất khả kháng.
5. Bộ Tài chính hướng dẫn việc đánh giá hiệu quả hoạt động, xếp loại của Quỹ Hỗ trợ nông dân theo quy định tại Nghị định này và pháp luật có liên quan, phù hợp với đặc thù hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân.
Theo như quy định trên, Quỹ Hỗ trợ nông dân đánh giá hiệu quả hoạt động theo 4 chỉ tiêu như sau:
- Chỉ tiêu 1: Dư nợ tín dụng;
- Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ nợ xấu;
- Chỉ tiêu 3: Kết quả tài chính hằng năm;
- Chỉ tiêu 4: Chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn, nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, quy định về chế độ báo cáo tài chính và báo cáo để thực hiện giám sát tài chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?