Quy định về biện pháp đối phó thiên tai, điều kiện thời tiết nguy hiểm và trường hợp công trình ngừng thi công để đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng và khu vực lân cận?
Các biện pháp cần thực hiện khi có thiên tai và các điều kiện thời tiết nguy hiểm?
Căn cứ tiểu mục 2.1 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định về các biện pháp cần thực hiện khi có thiên tai và các điều kiện thời tiết nguy hiểm như sau:
- Trong mùa mưa bão, giông lốc, người sử dụng lao động có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra và thực hiện các biện pháp cần thiết sau:
+ Thu gom và lưu trữ ở nơi đảm bảo đối với các vật dễ bay khi có gió mạnh như thanh gỗ, ván gỗ, hộp hoặc thùng kim loại, cánh cửa và các vật dễ bay khác để không gây nguy hiểm cho người ở trong và ở khu vực lân cận công trường;
+ Che chắn hoặc có biện pháp bảo vệ đối với các KCCĐT, giàn giáo (đặc biệt là khi chúng được lắp đặt ngoài trời), máy, thiết bị thi công, đường dây dẫn điện, thiết bị điện, hệ thống điện, hệ thống chống sét, kho chứa các chất, hóa chất độc hại, nguy hiểm có thể phát tán ra môi trường;
+ Biện pháp bảo vệ (nếu cần thiết) đối với đường đi, rào chắn, kết cấu móng đỡ máy, thiết bị và các đối tượng khác trên công trường có thể bị ảnh hưởng của lũ, lụt;
+ Các biện pháp cần thiết khác để ĐBAT cho người ở công trường trước các tác động của bão, giông lốc, mưa do bão, mưa đá, lũ, lụt.
- Ở những vị trí, khu vực trực tiếp chịu tác động của thiên tai hoặc thời tiết có thể gây nguy hiểm cho người lao động trong các trường hợp sau:
+ Khi có áp thấp nhiệt đới, bão hoặc gió mạnh ứng với cấp gió từ cấp 5 trở lên (theo cấp gió Bô-pho quy định tại QCVN 02:2009/BXD);
+ Khi có giông lốc, mưa đá, sấm sét;
+ Khi nhiệt độ không khí cao hơn 35oC hoặc thấp hơn 0oC mà không có các PTBVCN chuyên dụng để ĐBAT;
+ Khi có ngập lụt trên công trường hoặc trong các công trình ngầm, đường hầm;
+ Khi có mưa lớn với lượng mưa từ 51 mm/24 giờ hoặc 26 mm/12 giờ trở lên;
+ Khi làm việc dưới nước, ở gần hoặc trên mặt nước mà có sóng lớn (độ cao sóng từ 2,0 m trở lên), dòng chảy xiết.
Chú thích: Các vị trí, khu vực làm việc trực tiếp chịu tác động của thiên tai hoặc thời tiết bao gồm nhưng không giới hạn bởi các trường hợp sau: Ở ngoài trời, mặt ngoài công trình; trong các khoang hở của công trình; trong các công trình ngầm, đường hầm; ở gần hoặc trên mặt nước, dưới nước.
- Sau thiên tai, nhà thầu có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra, đánh giá các nguy cơ gây mất an toàn trên công trường (như lún, sạt lở đất, sụt mặt đất, hố đào, sự cố đường dây dẫn điện, thiết bị điện, hệ thống điện và các yếu tố nguy hiểm khác), tình trạng của giàn giáo, KCCĐT, an toàn kết cấu theo quy định tại điểm a của 2.1.6.1, tình trạng các vật treo (hoặc neo) trên công trình và các hạng mục công việc khác nêu tại 2.1.11.1.
- Người lao động chỉ được phép tiếp tục làm việc sau khi nhà thầu khẳng định bằng văn bản là đủ điều kiện ĐBAT để làm việc.
Quy định về biện pháp đối phó thiên tai, điều kiện thời tiết nguy hiểm và trường hợp công trình ngừng thi công để đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng và khu vực lân cận?
Quy định về việc chống sét trong công trường thi công?
Căn cứ tiểu mục 2.1 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định việc chống sét như sau: Ở công trường, trước khi thực hiện công việc thi công xây dựng, nhà thầu thi công có trách nhiệm khảo sát hiện trạng và thực hiện các biện pháp, giải pháp kỹ thuật cần thiết để đảm bảo chống sét theo quy định tại TCVN 9385:2012 và các quy định khác có liên quan.
Các biện pháp phải thực hiện khi công trình ngừng thi công?
Căn cứ tiểu mục 2.1 mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong thi công xây dựng ban hành kèm Thông tư 16/2021/TT-BXD quy định về việc công trình ngừng thi công như sau:
- Trước khi ngừng thi công phải thực hiện quy định tại 2.1.11.1 và các quy định sau:
+ Thực hiện ngắt tất cả các nguồn cấp không cần thiết như điện, gas, nước, khí nén, nhiên liệu khác để cấp cho: Các dây dẫn điện, thiết bị điện, hệ thống điện; máy, thiết bị thi công trong công trình, trên công trường;
Chú thích 1: Phải thực hiện quy trình ngừng sử dụng đối máy, thiết bị thi công theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất và các quy định có liên quan nêu trong quy chuẩn này.
Chú thích 2: Đối với cần trục tháp, nếu thời gian ngừng thi công lớn hơn thời gian kiểm định an toàn định kỳ hoặc 12 tháng, phải tháo dỡ cần trục tháp hoặc hạ thấp xuống bằng chiều cao tự đứng và phải đảm bảo toàn bộ cần trục tháp nằm trong rào chắn công trường.
+ Thực hiện chống đỡ, che chắn các khu vực đã thi công có nguy cơ bị sụp đổ, hư hỏng khi có tác động của thiên tai hoặc điều kiện thời tiết nguy hiểm, cực đoan;
+ Thực hiện các công việc bảo vệ chống xâm nhập theo quy định tại 2.1.7.
- Trước khi thi công lại, nhà thầu có trách nhiệm thực hiện kiểm tra, đánh giá các nguy cơ gây mất an toàn trên công trường (như lún, sạt lở đất, sụt mặt đất, hố đào, sự cố đường dây dẫn điện, thiết bị điện, hệ thống điện và các yếu tố nguy hiểm khác), tình trạng của giàn giáo, KCCĐT, an toàn kết cấu theo quy định tại điểm a của 2.1.6.1, tình trạng các vật treo (hoặc neo) trên công trình và các hạng mục công việc khác nêu tại 2.1.11.1.
- Người lao động chỉ được phép tiếp tục làm việc sau khi nhà thầu khẳng định bằng văn bản là đủ điều kiện ĐBAT để làm việc.
Thông tư 16/2021/TT-BXD có hiệu lực từ 20/6/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?