Quy định 138-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương quy định về mối quan hệ công tác giữa đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan với thủ trưởng cơ quan ra sao?
Quy định 138-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương quy định về mối quan hệ công tác giữa đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan và thủ trưởng cơ quan ra sao?
Ban Chấp hành Trung ương Đảng vừa ban hành Quy định 138-QĐ/TW năm 2023 về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan.
Theo đó, tại Điều 11 Quy định 138-QĐ/TW năm 2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan có quy định về mối quan hệ công tác giữa đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan và thủ trưởng cơ quan như sau:
- Đảng bộ, chi bộ, cấp ủy bảo đảm tạo điều kiện đề thủ trưởng cơ quan thực hiện trách nhiệm, quyền hạn được giao; thủ trưởng cơ quan bảo đảm tạo điều kiện để cấp uỷ, tồ chức đảng thực hiện Quy định 138-QĐ/TW năm 2023.
- Định kỳ (6 tháng, cuối năm, vào dịp đại hội đảng) hoặc đột xuất khi có yêu cầu, thủ trưởng cơ quan báo cáo với cấp ủy hoặc đại hội về tình hình thực hiện các mặt công tác và những chủ trương, nhiệm vụ sắp tới của cơ quan; cấp uỷ hoặc đảng bộ, chi bộ thạo luận, ra nghị quyết về những vấn đề lớn, quan trọng và lãnh đạo đảng viên, quần chúng trong cơ quan thực hiện.
- Bí thư, thủ trưởng cơ quan phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và tổ chức đảng khi để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan. Khi cấp uỷ và thủ trưởng cơ quan có ý kiến khác nhau thì thủ trưởng cơ quan quyết định theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm về quyết định đó, đồng thời cấp uỷ và thủ trưởng cơ quan cùng báo cáo cấp trên có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Quy định 138-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương quy định về mối quan hệ công tác giữa đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan và thủ trưởng cơ quan ra sao? (Hình ảnh từ Internet)
Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 có hướng dẫn như sau:
Điều 21.
1. Tổ chức cơ sở đảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở.
2. Ở xã, phường, thị trấn có từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức cơ sở đảng (trực thuộc cấp uỷ cấp huyện). Ở cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, đơn vị quân đội, công an và các đơn vị khác có từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức đảng (tổ chức cơ sở đảng hoặc chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở); cấp uỷ cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định việc tổ chức đảng đó trực thuộc cấp uỷ cấp trên nào cho phù hợp; nếu chưa đủ ba đảng viên chính thức thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp giới thiệu đảng viên sinh hoạt ở tổ chức cơ sở đảng thích hợp.
3. Tổ chức cơ sở đảng dưới ba mươi đảng viên, lập chi bộ cơ sở, có các tổ đảng trực thuộc.
4. Tổ chức cơ sở đảng có từ ba mươi đảng viên trở lên, lập đảng bộ cơ sở, có các chi bộ trực thuộc đảng uỷ.
5. Những trường hợp sau đây, cấp uỷ cấp dưới phải báo cáo và được cấp uỷ cấp trên trực tiếp đồng ý mới được thực hiện:
- Lập đảng bộ cơ sở trong đơn vị cơ sở chưa đủ ba mươi đảng viên.
- Lập chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở có hơn ba mươi đảng viên.
- Lập đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng uỷ cơ sở.
Như vậy, có thể thấy đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là tổ chức cơ sở đảng được thành lập tại các cơ quan khi đáp ứng những điều kiện theo quy định tại Điều lệ Đảng.
Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan có những nhiệm vụ nào?
Như đã phân tích, đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là tổ chức cơ sở Đảng nên có những nhiệm vụ của tổ chức cơ sở Đảng quy định tại Điều 23 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 như sau:
Tổ chức cơ sở đảng có nhiệm vụ:
(1) Chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đề ra chủ trương, nhiệm vụ chính trị của đảng bộ, chi bộ và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả.
(2) Xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật và tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên giáo dục, rèn luyện và quản lý cán bộ, đảng viên, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, tính chiến đấu, trình độ kiến thức, năng lực công tác; làm công tác phát triển đảng viên.
(3) Lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế, hành chính, sự nghiệp, quốc phòng, an ninh và các đoàn thể chính trị - xã hội trong sạch, vững mạnh; chấp hành đúng pháp luật và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
(4) Liên hệ mật thiết với nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; lãnh đạo nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
(5) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện, bảo đảm các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh; kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng.
Đảng uỷ cơ sở nếu được cấp uỷ cấp trên trực tiếp uỷ quyền thì được quyết định kết nạp và khai trừ đảng viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tốc độ tối đa của xe buýt từ 2025 theo Thông tư 38/2024 là bao nhiêu? Có những loại xe cơ giới nào?
- Thời điểm bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn trường trung học cơ sở? Tổ chuyên môn có tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên không?
- Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến hay, chọn lọc? Năm học 2024 2025, học sinh các cấp sẽ học theo chương trình mới đúng không?
- Trầm cảm là gì? Dấu hiệu trầm cảm là gì? Biến chứng nguy hiểm nhất của trầm cảm là gì theo Bộ Y tế?
- Chủ nghĩa kinh nghiệm là gì? Đặc trưng chính của chủ nghĩa kinh nghiệm? Chương trình Lý luận chính trị của sinh viên được quy định thế nào?