Quy chuẩn quốc gia QCVN 12:2014/BXD về Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng được quy định như thế nào?

Tôi muốn hỏi Quy chuẩn quốc gia QCVN 12:2014/BXD về Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng như thế nào? - câu hỏi của chị M.N (Hải Phòng)

Quy chuẩn quốc gia QCVN 12:2014/BXD về Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng như thế nào?

Ngày 29 tháng 12 năm 2014, Bộ Xây dựng vừa ban hành Quy chuẩn quốc gia QCVN 12:2014/BXD về Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng kèm theo Thông tư 20/2014/TT-BXD

Theo đó, tại Mục 1 Quy chuẩn quốc gia QCVN 12:2014/BXD có nêu rõ phạm vi điều chỉnh, Đối tượng áp dụng và tài liệu viện dẫn của hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng như sau:

Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn này quy định các yêu cầu về kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ khi thiết kế, xây dựng mới hoặc cải tạo và sửa chữa hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng.

CHÚ THÍCH: Cấp điện áp cao nhất được đề cập đến trong Quy chuẩn này không vượt quá 1 000 V, tần số 50 Hz.

Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động thiết kế, xây dựng hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng.

Tài liệu viện dẫn

Các tiêu chuẩn viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng Quy chuẩn này. Trường hợp các tài liệu viện dẫn được sửa đổi, bổ sung thì áp dụng phiên bản mới nhất.

TCVN 9888-1:2013 (IEC 62305-1:2010) Bảo vệ chống sét. Phần 1: Nguyên tắc chung;

TCVN 9888-3:2013 (IEC 62305-3:2010) Bảo vệ chống sét. Phần 3: Thiệt hại vật chất đến kết cấu và nguy hiểm tính mạng;

TCVN 7447-7-710:2006 (IEC 60364-7-710:2002) Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà. Phần 7-710: Yêu cầu đối với hệ thống lắp đặt đặc biệt hoặc khu vực đặc biệt - Khu vực y tế.

Quy chuẩn quốc gia QCVN 12:2014/BXD về Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng như thế nào?

Quy chuẩn quốc gia QCVN 12:2014/BXD về Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng như thế nào? (Hình từ Internet)

Yêu cầu đối với hệ thống đường dẫn điện theo các điều kiện bên ngoài của nhà ở và nhà công cộng như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 2.1.3 Quy chuẩn quốc gia QCVN 12:2014/BXD về Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng có nêu rõ yêu cầu đối với hệ thống đường dẫn điện theo các điều kiện bên ngoài của nhà ở và nhà công cộng như sau:

- Phải thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ mọi bộ phận của đường dẫn điện chống các ảnh hưởng từ bên ngoài.

- Phải bảo đảm cho đường dẫn điện làm việc trong phạm vi dải nhiệt độ giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất tại nơi lắp đặt và không bị vượt quá nhiệt độ giới hạn khi làm việc bình thường và nhiệt độ giới hạn khi có sự cố. Các bộ phận của hệ thống đường dẫn điện chỉ được lắp đặt và thao tác tại nhiệt độ nằm trong giới hạn do nhà sản xuất quy định.

- Đường dẫn điện phải được chắn bằng tấm cách nhiệt hoặc đặt cách xa nguồn nhiệt hoặc sử dụng các bộ phận chịu được sự tăng thêm nhiệt độ có thể xảy ra hoặc tăng cường tại chỗ bằng vật liệu chịu nhiệt.

- Phải đảm bảo cho hệ thống đường dẫn điện có cấp bảo vệ (quy định tại Phụ lục B) thích hợp với nơi lắp đặt; không bị hư hỏng do nước ngưng tụ hoặc nước xâm nhập; vỏ bảo vệ và vỏ cách điện của cáp lắp đặt cố định còn nguyên vẹn và phải có biện pháp đặc biệt đối với cáp đặt dưới nước hoặc bị hắt nước thường xuyên.

- Phải giảm thiểu mối nguy hiểm do có vật rắn từ bên ngoài xâm nhập; phải có biện pháp để ngăn cản bụi hoặc các chất khác tích tụ với số lượng lớn làm giảm khả năng tản nhiệt của đường dẫn điện.

- Phải bảo vệ chống ăn mòn hoặc sử dụng vật liệu chịu được các chất ăn mòn, ô nhiễm cho các bộ phận của đường dẫn điện. Không được để các kim loại khác nhau có thể gây ra phản ứng điện phân tiếp xúc với nhau, trừ khi đã có biện pháp đặc biệt để tránh các hậu quả của sự tiếp xúc đó.

- Phải bảo vệ chống các hư hại do tác động cơ cho đường dẫn điện cố định. Khi đấu cáp và dây dẫn vào thiết bị điện không được làm suy giảm cấp bảo vệ của thiết bị điện.

- Phải đảm bảo cho hệ thống đường dẫn điện được đỡ hoặc bắt cố định vào các kết cấu của thiết bị có độ rung, đặc biệt là thiết bị rung. Các thiết bị sử dụng điện kiểu treo (như quạt trần, chùm đèn) phải được đấu nối bằng dây dẫn mềm.

- Phải có biện pháp để không làm hư hỏng cáp, dây dẫn, các đầu cáp; tránh tác động cơ cho dây dẫn, mối nối trong quá trình lắp đặt, sử dụng hoặc bảo dưỡng và chống hư hỏng đường dẫn điện chôn ngầm dưới sàn nhà; chống hư hại về cơ khi cáp, thanh dẫn và dây dẫn đi qua điểm co giãn, xuyên qua tường ngăn.

- Không được dùng các chất bôi trơn có chứa silicon để luồn dây, kéo dây trên máng hoặc thang. Ống luồn dây dẫn đặt ngầm trong kết cấu xây dựng phải lắp đặt hoàn chỉnh giữa các điểm tiếp cận được trước khi đưa dây dẫn hoặc cáp vào, trừ trường hợp cụm ống đi dây sẵn được chế tạo riêng cho mục đích này. Bán kính cong kéo dây dẫn và cáp không được làm hại đến dây dẫn và cáp.

- Phải thực hiện đỡ dây dẫn và cáp ở khoảng cách thích hợp để dây dẫn và cáp không bị hư hỏng do trọng lượng bản thân hoặc do lực động điện của dòng điện ngắn mạch (chỉ xét lực này đối với cáp một ruột, tiết diện lớn hơn 50 mm2). Phải sử dụng dây dẫn hoặc cáp chịu được lực căng thường xuyên do trọng lượng bản thân khi đi theo chiều thẳng đứng.

- Đường dẫn điện chôn cố định trong tường phải đi theo phương nằm ngang, thẳng đứng hoặc song song với cạnh tường. Cáp, đường ống luồn dây dẫn chôn ngầm dưới đất phải được bảo vệ chống hư hỏng về cơ hoặc phải chôn đủ sâu và phải đánh dấu.

- Phải có biện pháp phòng chống phù hợp với những nơi đường dẫn điện có nguy cơ bị hư hại do thực vật, động vật.

- Phải có biện pháp bảo vệ đường dẫn điện chống tác động của bức xạ mặt trời và bức xạ cực tím.

- Đường dẫn điện phải được thiết kế và lắp đặt phù hợp với yêu cầu chống động đất của nhà.

- Phải sử dụng giá đỡ cáp và hệ thống bảo vệ có khả năng cho phép dịch chuyển tương đối để dây dẫn và cáp không phải chịu tác động cơ khi kết cấu nhà có nguy cơ dịch chuyển. Phải dùng đường dẫn điện mềm cho các kết cấu mềm hoặc các kết cấu dự kiến có dịch chuyển.

Yêu cầu về khả năng tải dòng điện của nhà ở và nhà công cộng như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 2.1.4 Quy chuẩn quốc gia QCVN 12:2014/BXD về Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng có nêu rõ yêu cầu về khả năng tải dòng điện của nhà ở và nhà công cộng như sau:

- Dòng điện lớn nhất đi trong dây dẫn của đường dẫn điện ở chế độ làm việc bình thường trong thời gian dài phải phù hợp với quy định của nhà chế tạo dây dẫn.

- Phải căn cứ vào giới hạn nhiệt độ làm việc cho phép thấp nhất của sợi trong nhóm dây dẫn (hoặc cáp) có giới hạn nhiệt độ làm việc cho phép khác nhau, cùng với hệ số suy giảm theo nhóm thích hợp để xác định khả năng tải dòng điện của các dây dẫn (hoặc cáp) trong nhóm.

- Phải tính toán hệ số suy giảm của các dây dẫn trong mạch điện theo số lượng dây dẫn tải điện. Trường hợp mạch điện ba pha tải dòng điện cân bằng (khi sóng hài bậc 3 hoặc bội số lẻ của 3 có độ méo hài tổng không lớn hơn 15 % biên độ của dòng điện tần số cơ bản) thì không cần phải tính đến dây trung tính của mạch đó.

- Phải có biện pháp để phân bổ dòng điện tải giữa các dây dẫn phù hợp với khả năng tải của dây dẫn khi hai hoặc nhiều dây dẫn tải điện được mắc song song, trừ trường hợp các dây dẫn làm từ cùng một loại vật liệu, có cùng tiết diện và có độ dài xấp xỉ nhau và không có mạch rẽ.

- Trường hợp không thể phân bổ dòng điện hoặc phải mắc song song từ 4 dây dẫn trở lên thì phải xem xét đến phương án dùng thanh dẫn.

- Phải xác định khả năng tải dòng điện theo phần của tuyến dây có điều kiện bất lợi nhất về tản nhiệt, trừ phần dây dẫn xuyên qua tường một đoạn nhỏ hơn 0,35 m.

- Phải nối cả hai đầu các vỏ kim loại và/hoặc áo giáp bảo vệ không từ tính của các sợi cáp một ruột trong cùng một mạch điện của tuyến dây. Trường hợp cáp có tiết diện ruột lớn hơn 50 mm2 và vỏ bọc ngoài cùng không dẫn điện thì vỏ kim loại và/hoặc áo giáp bảo vệ không từ tính có thể nối với nhau tại một điểm trên đường đi, nhưng chiều dài của sợi cáp từ điểm nối phải được giới hạn theo điều kiện an toàn điện áp giữa vỏ hoặc áo giáp bảo vệ đến đất, các đầu không nối với nhau phải cách điện.

Nhà ở và nhà công cộng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phương pháp lắp đặt hệ thống đường dẫn điện đối với nhà ở và nhà công cộng phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Pháp luật
Quy chuẩn quốc gia QCVN 12:2014/BXD về Hệ thống điện của nhà ở và nhà công cộng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Trong nhà ở và nhà công cộng, việc thiết kế lắp đặt hệ thống điện nhà áp dụng các biện pháp bảo vệ chống cháy từ bên ngoài với từng khu vực nào?
Pháp luật
Những khu vực trong nhà ở và nhà công cộng có rủi ro cao về cháy thì thiết bị điện phải tuân thủ những gì?
Pháp luật
Trong nhà ở và nhà công cộng, nguồn điện và mạch điện dùng cho dịch vụ an toàn phải đáp ứng các yêu cầu gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhà ở và nhà công cộng
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
20,757 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhà ở và nhà công cộng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nhà ở và nhà công cộng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào