Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 50:2012/BGTVT về quy phạm giám sát và kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu thể thao, vui chơi giải trí thế nào?
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 50: 2012/BGTVT về quy phạm giám sát và kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu thể thao, vui chơi giải trí thế nào?
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 50:2012/BGTVT do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn, Vụ Khoa học-Công nghệ - Bộ Giao thông vận tải trình duyệt, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng - Bộ Khoa học Công nghệ thẩm định, Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Thông tư 54/2012/TT-BGTVT ngày 26/12/2012.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 50:2012/BGTVT được xây dựng trên cơ sở chuyển đổi Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 233 - 06.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 50:2012/BGTVT quy định các yêu cầu về giám sát kỹ thuật, thiết kế, đóng mới, sửa chữa, nhập khẩu tàu thể thao, vui chơi giải trí (sau đây gọi là tàu) có các đặc trưng sau:
- Chiều dài tiêu chuẩn Ltc không lớn hơn 24 m;
- Chuyển động bằng buồm, bằng máy, bằng cơ khí hoặc kết hợp các dạng chuyển động trên.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 50:2012/BGTVT áp dụng đối với cơ quan đăng kiểm, các đơn vị thiết kế, các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu, các cơ sở sản xuất vật liệu, sản phẩm, trang thiết bị lắp đặt trên tàu, chủ tàu, đơn vị khai thác tàu, các tổ chức xuất khẩu, nhập khẩu tàu và vật liệu, trang thiết bị dùng chế tạo, lắp đặt trên tàu.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 50:2012/BGTVT về quy phạm giám sát và kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu thể thao, vui chơi giải trí thế nào? (Hình từ internet)
Tàu thể thao dùng đề làm gì?
Căn cứ tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 50:2012/BGTVT quy định tàu thể thao là các loại tàu, thuyền có các đặc tính như chiều dài tiêu chuẩn Ltc không lớn hơn 24 m, chuyển động bằng buồm, bằng máy, bằng cơ khí hoặc kết hợp các dạng chuyển động trên dùng để luyện tập hoặc thi đấu thể thao.
Việc kiểm tra tàu thể thao, vui chơi giải trí đang khai thác được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Mục 1.4 Chương 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 50:2012/BGTVT quy định về việc kiểm tra tàu thể thao, vui chơi giải trí đang khai thác được thực hiện như sau:
Kiểm tra lần đầu:
- Đối với kiểm tra lần đầu tàu đóng mới được Đăng kiểm thực hiện việc giám sát hoặc tàu nhập khẩu đã có hồ sơ kỹ thuật của cơ quan phân cấp khác, tùy thuộc loại tàu và công dụng của chúng, Đăng kiểm sẽ đưa ra khối lượng kiểm tra phù hợp.
- Kiểm tra lần đầu đối với các tàu đã được sử dụng nhưng chưa được Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra hoặc tàu nhập khẩu không có hồ sơ đăng kiểm của tổ chức phân cấp nước ngoài. Nếu tàu chưa có hồ sơ kỹ thuật hoặc có nhưng không đủ, tùy theo mức độ mà Đăng kiểm có thể yêu cầu lập hồ sơ cho tàu và hồ sơ phải được Đăng kiểm thẩm định. Đối với tàu này khi kiểm tra lần đầu phải kiểm tra phần chìm với khối lượng nêu trong Bảng 1.
- Kiểm tra trạng thái kỹ thuật thực tế của tàu, xem xét kỹ bên trong và bên ngoài của vỏ tàu, trang thiết bị (phương tiện cứu sinh, phương tiện phòng và chữa cháy, phương tiện tín hiệu...), máy, thiết bị điện nhằm xác định sự phù hợp và thỏa mãn Quy chuẩn này, phải đặc biệt chú ý:
+ Thời gian tàu đã hoạt động;
+ Số người được phép bố trí;
+ Các sự cố và sửa chữa lớn đã qua;
+ Kiểm tra lại tính ổn định của tàu;
+ Kiểm tra trang bị an toàn của tàu.
Kiểm tra hàng năm:
- Thời hạn kiểm tra hàng năm được tiến hành trong khoảng thời gian một tháng trước hoặc một tháng sau ngày kiểm tra hàng năm đã ấn định.
- Trong đợt kiểm tra hàng năm, phải tiến hành kiểm tra để đánh giá lại trạng thái kỹ thuật thân tàu, thiết bị động lực, bơm và các hệ thống ống, thiết bị điện và các trang bị khác của tàu.
Kiểm tra phần chìm:
- Kiểm tra phần chìm nhằm xác định trạng thái kỹ thuật phần chìm của thân tàu.
- Khối lượng kiểm tra phần chìm nêu tại Bảng 1.
- Thời gian giữa 2 lần kiểm tra phần chìm không quá 36 tháng. Kiểm tra phần chìm phải tiến hành đồng thời với kiểm tra hàng năm.
Khi kiểm tra phần chìm, phải tiến hành kiểm tra toàn bộ tấm bao, lớp nhựa vỏ, ván vỏ, bánh lái, chân vịt đệm kín nước trục chân vịt, các hộp van thông sông. Nếu cần sửa chữa, khắc phục thì phải yêu cầu có biện pháp sửa chữa, khắc phục ngay trước khi đưa tàu ra hoạt động.
Kiểm tra bất thường:
- Tiến hành kiểm tra toàn bộ hay từng bộ phận riêng của tàu hoặc các thay đổi khác theo yêu cầu của chủ tàu, bảo hiểm hoặc khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước.
Căn cứ vào mục đích kiểm tra, tuổi tàu, trạng thái kỹ thuật hiện tại của tàu mà Đăng kiểm sẽ quy định khối lượng kiểm tra và trình tự tiến hành.
- Đối với tàu bị tai nạn thì việc kiểm tra bất thường phải được kiểm tra ngay sau khi tàu bị nạn, nhằm mục đích phát hiện nguyên nhân tai nạn, khối lượng tổn thất, xác định khối lượng công việc cần phải khắc phục hậu quả do tai nạn và tiến hành thử nghiệm (nếu cần thiết) để xác định khả năng và điều kiện duy trì vùng hoạt động.
Khối lượng kiểm tra:
Khối lượng kiểm tra lần đầu, phần chìm và hàng năm cho tàu được đưa ra ở Bảng 1. Trong trường hợp tàu có những thiết bị, kết cấu đặc biệt thì Đăng kiểm có thể tăng khối lượng kiểm tra cho phù hợp.
Bảng 1: Khối lượng kiểm tra như sau:
Chú thích:
K - Kiểm tra (khi cần đến, mở, tháo rời hoặc những biện pháp khác để kiểm tra);
N - Xem xét bên ngoài;
Đ - Đo đạc độ mài mòn, chiều dày, khe hở, điện trở;
A - Thử áp lực (thủy lực, không khí nén...);
T - Thử hoạt động;
H - Kiểm tra hồ sơ (tính hiệu lực, dấu...).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Báo cáo của đại diện người sở hữu trái phiếu theo Thông tư 76/2024 áp dụng từ 25/12 như thế nào?
- Bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu năm 2024 của giáo viên? Bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu năm 2024 của giáo viên mầm non?
- Công bố thông tin về trái phiếu chuyển đổi, kèm theo chứng quyền, mua lại trước hạn, hoán đổi trái phiếu trong nước theo Thông tư 76/2024?
- Hạn chế khuyết điểm và nguyên nhân của chi bộ cuối năm 2024? Báo cáo kiểm điểm tập thể năm 2024 chi bộ ra sao?
- Hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn thì tổ chức có được phép giải trình không?