Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-21:2010/BNNPTNT về phương pháp kiểm tra củ, quả xuất nhập khẩu và quá cảnh thế nào?
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-21:2010/BNNPTNT về phương pháp kiểm tra củ, quả xuất nhập khẩu và quá cảnh thế nào?
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-21:2010/BNNPTNT được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu đồng bộ và làm căn cứ áp dụng thống nhất trong hệ thống kiểm dịch thực vật.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-21:2010/BNNPTNT do Ban Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kiểm dịch thực vật biên soạn, Cục Bảo vệ thực vật trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành tại Thông tư 26/2010/TT-BNNPTNT ngày 27/4/2010.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-21:2010/BNNPTNT quy định trình tự kiểm tra kiểm dịch thực vật (KDTV) các lô củ,quả xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh trong phạm vi toàn quốc.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-21:2010/BNNPTNT áp dụng cho các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến công tác KDTV xuất khẩu, nhập khẩu và quá cảnh các lô củ,quả trên lãnh thổ Việt Nam.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-21:2010/BNNPTNT về phương pháp kiểm tra củ, quả xuất nhập khẩu và quá cảnh thế nào? (Hình từ internet)
Quy định kỹ thuật đối với lô củ, quả xuất khẩu như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 2.2 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-21:2010/BNNPTNT quy định kỹ thuật đối với lô củ, quả xuất khẩu như sau:
(1) Kiểm tra hồ sơ
- Giấy đăng ký KDTV.
- Hợp đồng mua bán, L/C (nếu có).
- Những giấy tờ liên quan khác (nếu có).
-Trường hợp lô củ, quả đã được KDTV tại nơi gieo trồng hoặc nơi xuất phát trong nội địa thì kiểm tra giấy chứng nhận KDTV của lô củ, quả.
- Tra cứu thông tin:
+ Qui định KDTV của nước nhập khẩu.
+ Thành phần dịch hại trên cây trồng đó tại nơi gieo trồng, xuất phát hàng hoá trước khi xuất khẩu.
+ Các thông tin liên quan khác.
(2) Kiểm tra lô củ quả
- Dụng cụ và các trang thiết bị : Như mục 2.1.2.1 tại QCVN 01-21:2010/BNNPTNT
- Kiểm tra sơ bộ:
Kiểm tra bên ngoài phương tiện chuyên chở, đồ chèn lót, xung quanh lô hàng, tàn dư thực vật để thu thập dịch hại. Chú ý những vị trí có nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng thuận lợi cho dịch hại cư trú.
- Kiểm tra chi tiết:
+ Kiểm tra bên trong: Quan sát, lấy mẫu khi lô củ, quả đã được định hình (khối lượng và ký mã hiệu đã được xác định) tại nơi bảo quản tập trung, tại các kho bãi tập kết hoặc phương tiện chuyên chở trước khi xuất khẩu.
+ Việc lấy mẫu được thực hiện theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4731- 89.
- Phân tích giám định trong phòng thí nghiệm: Như mục 2.1.2.4
-Kết luận:
Trên cơ sở kết quả kiểm tra và phân tích giám định trong phòng thí nghiệm, tổng hợp thành phần dịch hại của lô củ, quả để kết luận lô củ, quả:
- Bị nhiễm dịch hại kiểm dịch thực vật thuộc Danh mục dịch hại KDTV của nước nhập khẩu hoặc vi phạm hợp đồng buôn bán, L/C.
- Bị nhiễm dịch hại thông thường.
- Không bị nhiễm dịch hại.
- Xử lý đối với lô củ, quả:
Trường hợp lô củ, quả đã được chỉ định biện pháp xử lý theo yêu cầu của nước nhập khẩu hay hợp đồng buôn bán thì áp dụng và giám sát biện pháp xử lý đó.
Trường hợp lô củ, quả bị nhiễm dịch hại kiểm dịch thực vật thuộc Danh mục dịch hại KDTV của nước nhập khẩu hoặc vi phạm hợp đồng buôn bán, L/C mà có biện pháp xử lý thì cơ quan KDTV quyết định, giám sát biện pháp xử lý.
Trường hợp không có biện pháp xử lý hoặc xử lý không đạt kết quả thì lô củ, quả không đủ điều kiện xuất khẩu,
(3) Cấp giấy chứng nhận KDTV:
- Cơ quan KDTV cấp Giấy chứng nhận KDTV cho lô củ, quả đủ điều kiện xuất khẩu theo qui định.
- Đối với những lô củ, quả đã được KDTV tại cơ sở, xử lý bằng biện pháp thích hợp thì hoàn tất thủ tục tại cửa khẩu xuất.
- Lưu mẫu và chuyển mẫu vật thể theo quy định.
- Giám sát lô hàng cho đến khi vận chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Quy định kỹ thuật đối với đối với các lô củ, quả quá cảnh ra sao?
Căn cứ tại tiểu mục 2.3 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-21:2010/BNNPTNT quy định kỹ thuật đối với các lô củ, quả quá cảnh như sau:
(1) Kiểm tra hồ sơ:
- Giấy đăng ký kiểm dịch.
- Giấy chứng nhận KDTV do cơ quan KDTV có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp hoặc giấy xác nhận có giá trị tương đương.
- Giấy phép KDTV nhập khẩu đối với thực vật, sản phẩm thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.
- Những giấy tờ liên quan khác (nếu có).
(2) Kiểm tra:
Kiểm tra phương tiện vận chuyển và bên ngoài lô củ, quả.
(3) Kết luận:
Trên cơ sở kết quả kiểm tra phương tiện và bên ngoài để kết luận lô củ, quả:
- Không bị nhiễm sinh vật gây hại và đóng gói theo đúng qui cách hàng hoá bảo đảm không để lây lan sinh vật gây hại trong quá trình vận chuyển.
- Đóng gói không đúng qui định về KDTV.
- Phát hiện sự lây nhiễm của sinh vật gây hại.
- Xử lý đối với lô củ, quả:
Trường hợp lô củ, quả có phát hiện sự lây nhiễm của sinh vật gây hại, đóng gói không đúng qui định về KDTV hoặc không có Giấy chứng nhận KDTV của nước xuất xứ thì cơ quan KDTV đình chỉ vận chuyển để kiểm tra. Việc kiểm tra được thực hiện như đối với hàng nhập khẩu.
Trường hợp đóng gói không đúng qui định phải đóng gói lại dưới sự giám sát của cơ quan kiểm dịch thực vật.
Trường hợp việc xử lý không thể thực hiện được trong điều kiện Việt Nam hoặc xử lý không đạt kết quả thì lô củ, quả không đủ điều kiện quá cảnh, phải trả lại nơi xuất xứ hoặc tái xuất.
(4) Cấp giấy chứng nhận KDTV
- Cơ quan KDTV cấp Giấy chứng nhận KDTV nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô củ, quả đủ điều kiện quá cảnh theo qui định.
- Giám sát lô củ, quả cho đến khi vận chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
(5) Lưu giữ hồ sơ:
Theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục hồ sơ hoàn công công trình xây dựng theo Nghị định 06 gồm những gì? Thời hạn lưu trữ hồ sơ?
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?