Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-158:2014/BNNPTNT về điều kiện bảo quản hạt giống lúa, ngô, rau như thế nào?
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-158:2014/BNNPTNT về điều kiện bảo quản hạt giống lúa, ngô, rau như thế nào?
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-158:2014/BNNPTNT do Ban kỹ thuật Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện bảo quản hạt giống lúa, ngô, rau Cục Trồng trọt biên soạn, Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tại Thông tư 05/2014/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 02 năm 2014.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-158:2014/BNNPTNT quy định điều kiện, yêu cầu kỹ thuật trong bảo quản hạt giống lúa ngô, rau bằng kho Mát và kho thường.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-158:2014/BNNPTNT áp dụng đối với tổ chức, cá nhân bảo quản hạt giống lúa, ngô, rau dự trữ quốc gia và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-158:2014/BNNPTNT về điều kiện bảo quản hạt giống lúa, ngô, rau như thế nào? (Hình từ internet)
Quy định kỹ thuật về kho bảo quản hạt giống lúa, ngô, rau như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 2.1 Mục II quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-158:2014/BNNPTNT quy định về kho bảo quản hạt giống lúa, ngô, rau như sau:
- Loại kho:
+ Kho bảo quản có thiết bị làm mát, điều chỉnh được nhiệt độ, ẩm độ theo yêu cầu và có thể thông khí tự nhiên khi cần thiết.
+ Kho không có thiết bị làm mát.
+ Đối với hạt giống ngô, rau dự trữ quốc gia phải bảo quản bằng kho mát; đối với hạt giống lúa dự trữ quốc gia có thể bảo quản bằng kho mát hoặc kho thường.
- Vị trí kho:
Kho bảo quản phải được xây dựng ở nơi cao ráo, thuận tiện giao thông và xuất nhập giống; cách xa các điểm có nguy cơ về cháy nổ và các nguồn ô nhiễm, hóa chất độc hại; xung quanh kho phải quang đãng, đảm bảo thoát nước tốt.
- Xây lắp kho:
- Kho mát:
+ Tường kho: vững chắc, không thấm nước, không ẩm ướt; cách nhiệt tốt, đảm bảo kín tránh được xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại.
+ Móng kho; bằng bê tông đảm bảo độ cứng vững, không bị lún, cao hơn cột chuẩn xây dựng tối thiểu 30 cm.
+ Nền kho: bằng bê tông, có lớp cách ẩm, vững chắc, cao hơn mặt đất bên ngoài kho.
+ Mái kho: bằng bê tông hoặc tôn cách nhiệt, có trần cách nhiệt, không thấm nước; đảm bảo kín tránh được xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại.
+ Hệ thống cửa kho: phải có 2 lớp, đảm bảo vững chắc, kín, cách nhiệt, cách ẩm và ngăn ngừa được sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại.
+ Máy điều hòa nhiệt độ hoặc hệ thống làm lạnh, máy hút ẩm: Đảm bảo duy trì nhiệt độ ẩm độ như quy định tại mục 2.7.1 Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 01-158:2014/BNNPTNT.
- Kho thường
+ Tường kho: vững chắc, kín, không thấm nước, không ầm ướt.
+ Nền kho: bằng gạch hoặc bê tông, cách ẩm tốt, cao hơn mặt đất ngoài kho.
+ Mái kho: bằng bê tông hoặc tôn cách nhiệt, có trần cách nhiệt.
+ Hệ thống cửa kho phải có 2 lớp, đảm bảo kín, cách nhiệt, cách ẩm và ngăn ngừa được sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại.
+ Có lắp đặt các cửa thông gió, quạt thông gió.
Quy định về quản lý và vận hành kho như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 2.7 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-158:2014/BNNPTNT quy định về quản lý và vận hành kho như sau:
- Chế độ bảo quản:
+ Kho mát bảo quản hạt giống lúa và ngô yêu cầu duy trì nhiệt độ tối đa 22°C, ẩm độ tương đối nhỏ hơn 65%.
+ Kho mát bảo quản hạt giống rau phải đảm bảo nhiệt độ luôn dưới 18oC, ẩm độ tương đối nhỏ hơn 65%. Đối với hạt rau thuộc họ đậu (Fabaceae), bầu bí (Cucurbitaceae) nhiệt độ bảo quản không quá 20°C. Đối với xà lách, cà chua, cà rốt nhiệt độ bảo quản không quá 15°C.
+ Kho thường bảo quản hạt giống lúa khi nhiệt độ cao phải dùng quạt và quạt thông gió để tạo sự thông thoáng.
- Phòng trừ côn trùng và động vật gây hại:
+ Phòng trừ sâu mọt: trong thời gian bảo quản, 3 tháng một lần khử trùng kho đối với kho mát và 1 tháng một lần đối với kho thường. Phương pháp khử trùng theo QCVN 01-19:2010/BNNPTNT.
+ Phòng trừ chuột, mối: biện pháp chủ yếu là phòng ngừa, kho bảo quản phải có hệ thống ngăn chặn, hạn chế tối đa chuột và các động vật phá hoại khác xuất hiện trong kho, nếu có phải tổ chức tiêu diệt ngay. Chỉ sử dụng các vật tư hóa chất theo quy định.
+ Quét dọn thường xuyên, đảm bảo xung quanh kho quang đãng, không cỏ dại, không bị đọng nước và phun thuốc diệt trừ sâu, mối, mọt
- Đảo hạt giống
+ Áp dụng đối với kho thường, hạt giống đựng trong bao không thấm nước và có thời gian bảo quản trên 6 tháng thì tiến hành đảo kho.
+ Cứ 6 tháng phải đảo các bao hạt giống trong kho một lần. Khi đảo kho bốc 30% lượng hạt giống ra khỏi kho, quét dọn sạch sau đó chuyển từ kệ bên cạnh sang; làm lần lượt, cuối cùng bốc 30 % lượng hạt giống ngoài kho vào trong kho;
+ Đảm bảo hạt giống được đảo đều, giống để trên khi đảo phải xếp xuống phía dưới, giống để dưới khi đảo phải xếp lên phía trên.
- Kiểm tra chất lượng hạt giống
+ Kiểm tra định kỳ: Đối với kho mát định kỳ 2 tháng/1 lần, đối với kho thường định kỳ 1 tháng/1 lần.
+ Kiểm tra đột xuất khi gặp thiên tai, sự cố.
+ Phương pháp lấy mẫu theo TCVN 8548:2011.
+ Chỉ tiêu kiểm tra: độ ẩm, nảy mầm. Phương pháp kiểm nghiệm theo TCVN 8548:2011.
- Quản lý kho:
+ Có nội quy quản lý vận hành kho.
+ Lập sổ theo dõi diễn biến nhiệt độ và ẩm độ kho, các chỉ tiêu chất lượng của lô hạt giống công việc bảo quản đã thực hiện, các biện pháp xử lý khắc phục sự cố và những kiến nghị đề xuất nếu có.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?