Quốc hội yêu cầu báo cáo lộ trình cải cách tiền lương và nghiên cứu tăng mức giảm trừ gia cảnh tại Kỳ họp thứ 6 theo Nghị quyết 101/2023/QH15?
Quốc hội yêu cầu báo cáo lộ trình cải cách tiền lương và nghiên cứu tăng mức giảm trừ gia cảnh tại Kỳ họp thứ 6?
Tại Nghị quyết 101/2023/QH15, Nghị quyết ghi nhận một cách toàn diện những kết quả đạt được tại kỳ họp, quyết nghị nhiều chính sách quan trọng nhằm tiếp tục hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp và yêu cầu thực hiện quyết liệt, tập trung nhiều nhiệm vụ, giải pháp.
Nghị quyết của Quốc hội đã nêu rõ những nhiệm vụ cần tổ chức thực hiện quyết liệt, tập trung trong thời gian tới cụ thể như
- Bảo đảm ổn định, củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng cường năng lực thích ứng, sức chống chịu của nền kinh tế trước tác động tiêu cực từ bên ngoài.
- Điều hành chính sách tài khóa có trọng tâm, trọng điểm; nghiên cứu phương án điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh đối với thuế thu nhập cá nhân; linh hoạt trong điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu; đề xuất giải pháp chính sách phù hợp đối với cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu, thuế các-bon.
- Quốc hội cũng yêu cầu Chính phủ kịp thời giải quyết hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật. Tập trung nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương, báo cáo Quốc hội lộ trình cải cách chính sách tiền lương tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
- Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, chính sách vĩ mô khác để góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định nền tảng vĩ mô, hỗ trợ phục hồi kinh tế hợp lý.
- Điều hành lãi suất phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ. Thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng cường quản lý, giám sát các thị trường chứng khoán, bảo hiểm, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản;
- Nâng cao chất lượng xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước. Tăng cường quản lý các nguồn thu từ đất, cổ phần hóa doanh nghiệp, thuế, phí, chống thất thu, trốn thuế.
Quốc hội yêu cầu báo cáo lộ trình cải cách tiền lương và nghiên cứu tăng mức giảm trừ gia cảnh tại Kỳ họp thứ 6 theo Nghị quyết 101/2023/QH15? (Hình từ Internet)
Yêu cầu rà soát, thanh tra hệ thống văn bản pháp luật, khuyến khích cán bộ dám nghĩ dám làm?
Tại Nghị quyết 101/2023/QH15 nêu rõ, Quốc hội giao Chính phủ thanh tra toàn diện thị trường bảo hiểm nhân thọ, tập trung vào loại hình bảo hiểm liên kết đầu tư; kiểm soát chặt chẽ việc cấp tín dụng sử dụng vốn; bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật.
Đồng thời lưu ý về việc tổ chức rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là pháp luật về đấu thầu, đấu giá, quy hoạch, đầu tư công, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công, ngân sách Nhà nước, tài chính công, hợp tác công tư, xã hội hóa các dịch vụ công, đầu tư, môi trường, xây dựng, kinh doanh bất động sản, ngân hàng, tài chính, tự chủ tài chính, chứng khoán, trái phiếu, doanh nghiệp, giám định, định giá và các lĩnh vực khác đã được các đoàn kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án kiến nghị, đề xuất hoặc có nhiều vướng mắc được các địa phương, người dân, doanh nghiệp kiến nghị.
Phát hiện, xác định cụ thể những quy định có mâu thuẫn, chồng chéo, sơ hở, bất cập, những vấn đề vướng mắc trong các luật và văn bản dưới luật có liên quan, báo cáo Quốc hội kết quả rà soát tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Ngoài ra, Nghị quyết Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền phù hợp đi đôi với tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát; đề cao trách nhiệm người đứng đầu, khắc phục kịp thời, hiệu quả tình trạng đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, công chức, xử lý nghiêm các vi phạm.
Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ sớm đề xuất ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy định cụ thể cơ chế khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Đồng thời, tăng cường cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính, tiếp tục rà soát cắt giảm các điều kiện kinh doanh, thủ tục kiểm tra chuyên ngành, kiểm soát chặt chẽ việc ban hành thông tư, văn bản hướng dẫn, không để làm phát sinh thủ tục, “giấy phép con”, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mới không phù hợp, thiếu tính khả thi.
03 chính sách quan trọng Quốc hội quyết nghị tại Kỳ họp thứ 5?
Tại Nghị quyết 101/2023/QH15, Quốc hội quyết nghị nhiều chính sách quan trọng, cụ thể:
(1) Thực hiện giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng quy định tại điểm a, khoản 1.1 Điều 3 của Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian từ ngày 01/7/2023 đến hết ngày 31/12/2023.
Giao Chính phủ tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả, phấn đấu không làm ảnh hưởng đến dự toán thu và bội chi ngân sách nhà nước năm 2023 theo Nghị quyết của Quốc hội; báo cáo tình hình thực hiện chính sách trên cùng với tổng kết thực hiện Nghị quyết 43/2022/QH15 tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
(2) Điều chỉnh nội dung của Nghị quyết 93/2019/QH14 về chủ trương đầu tư Dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Quy mô diện tích sử dụng đất của Dự án là 697,73ha. Thời gian thực hiện Dự án từ năm 2019 đến hết năm 2025.
Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận quyết định đầu tư Dự án; trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư Dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và các quy định của pháp luật có liên quan đối với dự án nhóm A do cấp tỉnh quản lý; bảo đảm tiến độ hoàn thành Dự án.
Các nội dung khác tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết số 93/2019/QH14; trường hợp cần điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án trong thời gian Quốc hội không họp, Quốc hội ủy quyền Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
(3) Chấp thuận chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam giai đoạn 2021 - 2023 tương ứng với số lợi nhuận còn lại thực nộp ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2023 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
Giao Chính phủ chỉ đạo thực hiện việc đầu tư bổ sung vốn điều lệ theo đúng quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước Quốc hội về tính chính xác của số liệu và quy mô bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.
Nghị quyết của Quốc hội cũng giao các cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết này; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để sớm triển khai thực hiện các luật, nghị quyết đã được Quốc hội thông qua.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?