Quốc hội thông qua Luật Viễn thông (sửa đổi)? Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông được tiếp tục sử dụng đến hết thời hạn của giấy phép?
Quốc hội thông qua Luật Viễn thông (sửa đổi)?
Tiếp tục chương trình Kỳ họp, sáng 24/1, với 468/473 đại biểu có mặt tham gia biểu quyết, chiếm 94,74% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Viễn thông (sửa đổi).
Luật Viễn thông (sửa đổi) gồm 10 Chương, 73 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024. Trong đó, trường hợp quy định về cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây, dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet tại Điều 28 và Điều 29 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 (khoản 3, Điều 72) và quy định về nộp phí duy trì sử dụng số hiệu mạng, lệ phí đăng ký sử dụng số hiệu mạng tại điểm d, khoản 9, Điều 50; khoản 3, Điều 71 của Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 (khoản 4, Điều 72).
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Quốc hội thông qua Luật Viễn thông (sửa đổi)? Giấy phép nghiệp vụ viễn thông được tiếp tục sử dụng đến hết thời hạn của giấy phép? (Hình từ internet)
Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông được tiếp tục sử dụng đến hết thời hạn của giấy phép?
Căn cứ tại Điều 73 Dự thảo Luật Viễn tại đây thông sửa đổi thì nếu không có sự thay đổi thì thời hạn giấy phép nghiệp vụ viễn thông được quy định như sau:
Quy định chuyển tiếp
Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng, giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp theo quy định của Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 tiếp tục có hiệu lực đến hết thời hạn ghi trong giấy phép.
Theo đó, Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng, giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp theo quy định Luật Viễn thông 2009 được tiếp tục được sử dụng đến hết thời hạn của giấy phép.
Giấy phép viễn thông hiện nay có bao nhiêu loại?
Căn cứ tại Điều 34 Luật Viễn thông 2009 quy định về giấy phép viễn thông như sau:
Giấy phép viễn thông
1. Giấy phép viễn thông bao gồm giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép nghiệp vụ viễn thông.
2. Giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông bao gồm:
a) Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng, có thời hạn không quá 15 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng;
b) Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông, có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không có hạ tầng mạng.
3. Giấy phép nghiệp vụ viễn thông bao gồm:
a) Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển, có thời hạn không quá 25 năm được cấp cho tổ chức lắp đặt cáp viễn thông trên biển cập bờ hoặc đi qua vùng nội thủy, lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam;
b) Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng, có thời hạn không quá 10 năm được cấp cho tổ chức thiết lập mạng dùng riêng;
c) Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông, có thời hạn không quá 01 năm được cấp cho tổ chức thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông.
4. Chính phủ quy định chi tiết thẩm quyền, điều kiện, thủ tục cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi giấy phép viễn thông.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Giấy phép viễn thông hiên nay có hai loại là giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông và giấy phép nghiệp vụ viễn thông.
Trong mỗi loại Giấy phép viễn thông sẽ có các giấy phép chuyên ngành khác nhau theo quy định pháp luật nêu trên.
Ai có thẩm quyền cấp Giấy phép viễn thông cho doanh nghiệp?
Căn cứ theo quy định Điều 18 Nghị định 25/2011/NĐ-CP quy định về cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép viễn thông cho doanh nghiệp như sau:
Cấp giấy phép viễn thông
1. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cấp:
a) Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng có sử dụng băng tần số vô tuyến điện;
b) Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông trên mạng viễn thông công cộng có sử dụng băng tần số vô tuyến điện;
c) Giấy phép thử nghiệm mạng viễn thông có sử dụng băng tần số vô tuyến điện;
d) Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng cho các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự;
đ) Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển.
2. Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông cấp:
a) Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng ngoài trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
b) Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông trên mạng viễn thông công cộng ngoài trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
c) Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông ngoài trường hợp quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này;
d) Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng ngoài trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn chi tiết các quy định tại Khoản 1 Điều 36 Luật Viễn thông; Điểm b Khoản 2 Điều 36 Luật Viễn thông về vốn pháp định, mức cam kết đầu tư và bảo đảm thực hiện giấy phép đối với việc cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông để cung cấp dịch vụ viễn thông công ích hoặc thực hiện nhiệm vụ viễn thông công ích do Nhà nước giao.
Như vậy, tùy theo loại Giấy phép viễn thông mà thẩm quyền cấp giấy phép viễn thông của cơ quan nhà nước sẽ khác nhau.
- Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ cấp:
+ Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng có sử dụng băng tần số vô tuyến điện;
+ Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông trên mạng viễn thông công cộng có sử dụng băng tần số vô tuyến điện;
+ Giấy phép thử nghiệm mạng viễn thông có sử dụng băng tần số vô tuyến điện;
+ Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng cho các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự nước ngoài và cơ quan đại diện của các tổ chức quốc tế tại Việt Nam được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự;
+ Giấy phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển.
- Cơ quan quản lý chuyên ngành về viễn thông sẽ cấp:
- Giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng ngoài trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 18 Nghị định 25/2011/NĐ-CP;
- Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông trên mạng viễn thông công cộng ngoài trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 18 Nghị định 25/2011/NĐ-CP;
- Giấy phép thử nghiệm mạng và dịch vụ viễn thông ngoài trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 18 Nghị định 25/2011/NĐ-CP;
- Giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng ngoài trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 18 Nghị định 25/2011/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhiệm vụ của ban thẩm tra tư cách đại biểu của đại hội là gì? Trách nhiệm cung cấp tài liệu cho ban thẩm tra tư cách đại biểu?
- Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là ai? Điều kiện đối với chủ sở hữu là cổ đông sáng lập là gì?
- Mẫu chương trình đại hội chi bộ không có trù bị là mẫu nào? Tải về mẫu chương trình đại hội chi bộ không có trù bị?
- Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam trong đấu tranh giành chính quyền cách mạng giai đoạn 30 - 45 theo Hướng dẫn 175?
- Tổng hợp 06 mẫu phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật đảng viên mới nhất theo Hướng dẫn 05? Khi nào kỷ luật cách chức?