Quản lý và cấp thẻ thanh tra theo Nghị định 43/2023/NĐ-CP được hướng dẫn thực hiện như thế nào?
Hướng dẫn quản lý và cấp thẻ thanh tra theo Nghị định 43/2023/NĐ-CP được thực hiện như thế nào?
Ngày 31/10/2023, Thanh tra Chính phủ ban hành Công văn 2434/TTCP-TCCB năm 2023 nhằm hướng dẫn việc quản lý và cấp thẻ thanh tra theo Nghị định 43/2023/NĐ-CP.
Theo đó, tại Công văn 2434/TTCP-TCCB năm 2023, Thanh tra Chính phủ đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thanh tra các bộ, cơ quan ngang bộ; Thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc quản lý và cấp thẻ thanh tra cho các ngạch thanh tra viên theo Điều 14 Nghị định 43/2023/NĐ-CP.
Tại Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định về thẻ thanh tra như sau:
- Thanh tra viên được cấp thẻ thanh tra để sử dụng khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Thẻ thanh tra được cấp sau khi có quyết định bổ nhiệm vào ngạch thanh tra. Thẻ thanh tra phải bị thu hồi khi miễn nhiệm chức danh Thanh tra viên.
Tổng Thanh tra Chính phủ quy định mẫu thẻ thanh tra, việc cấp và chế độ quản lý, sử dụng thẻ thanh tra. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý và cấp thẻ thanh tra cho các ngạch thanh tra viên thuộc quyền quản lý của mình.
- Thanh tra viên có trách nhiệm bảo quản, sử dụng thể thanh tra khi thi hành nhiệm vụ. Nghiêm cấm sử dụng thẻ thanh tra vào mục đích cá nhân. Trường hợp Thanh tra viên sử dụng thẻ thực hiện hành vi trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hướng dẫn quản lý và cấp thẻ thanh tra theo Nghị định 43/2023/NĐ-CP được thực hiện như thế nào?
Kinh phí cấp thẻ thanh tra được quy định như thế nào?
Tại Điều 14 Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định về kinh phí may, sắm trang phục thanh tra, thẻ thanh tra như sau:
Kinh phí may, sắm trang phục thanh tra, thẻ thanh tra
1. Kinh phí may, sắm trang phục thanh tra, thẻ thanh tra cho Thanh tra viên thuộc cơ quan thanh tra cấp nào thì do ngân sách nhà nước cấp đó bảo đảm. Đối với cơ quan thuộc Chính phủ thì thực hiện theo cơ chế tài chính của cơ quan đó theo quy định của pháp luật.
2. Các cơ quan thanh tra căn cứ vào đối tượng được cấp thẻ thanh tra, trang phục thanh tra, số lượng chủng loại trang phục thanh tra đến niên hạn theo quy định để lập dự toán kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, cấp kinh phí cho việc may, sắm trang phục thanh tra và được giao cùng với giao dự toán chi ngân sách hàng năm. Kinh phí may, sắm trang phục thanh tra, làm thẻ thanh tra được cấp ngoài định mức khoán chi hành chính theo biên chế.
Theo quy định trên, kinh phí cấp thẻ thanh tra cho Thanh tra viên thuộc cơ quan thanh tra cấp nào thì do ngân sách nhà nước cấp đó bảo đảm. Đối với cơ quan thuộc Chính phủ thì thực hiện theo cơ chế tài chính của cơ quan đó theo quy định của pháp luật.
Các cơ quan thanh tra căn cứ vào đối tượng được cấp thẻ thanh tra đến niên hạn theo quy định để lập dự toán kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, cấp kinh phí cho việc may, sắm trang phục thanh tra và được giao cùng với giao dự toán chi ngân sách hàng năm. Kinh phí làm thẻ thanh tra được cấp ngoài định mức khoán chi hành chính theo biên chế.
Chế độ, chính sách đối với Thanh tra viên theo quy định hiện nay như thế nào?
Tại Điều 16 Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định về chế độ, chính sách đối với Thanh tra viên như sau:
- Chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Thanh tra viên:
+ Tổng Thanh tra Chính phủ, Phó Tổng thanh tra Chính phủ, Thanh tra viên cao cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra bằng 15% mức lương cơ bản hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
+ Thanh tra viên chính được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra bằng 20% mức lương cơ bản hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
+ Thanh tra viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra bằng 25% mức lương cơ bản hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
- Ngoài quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 43/2023/NĐ-CP, Thanh tra viên là công chức được hưởng các quyền lợi như cán bộ, công chức khác theo quy định của Luật Cán bộ, công chức; được hưởng lương, phụ cấp thâm niên nghề và các chế độ, chính sách đặc thù khác theo quy định của pháp luật.
- Thanh tra viên là sĩ quan trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu được hưởng chế độ theo quy định đối với lực lượng vũ trang và chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề thanh tra theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 43/2023/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hiệu trưởng trường đại học cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào? Hiệu trưởng trường đại học có phải là người cấp bằng đại học?
- Địa chỉ Website Cổng thông tin doanh nghiệp là gì? Báo cáo công bố thông tin được duy trì trên Cổng thông tin doanh nghiệp mấy năm?
- Tranh chấp đất đai mà các bên có Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan nào giải quyết?
- Giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở nào? Thời gian giám sát hải quan của hàng hóa nhập khẩu là bao lâu?
- Điểm tiêu chí người nộp thuế đánh giá hài lòng trong giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?