Quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện như thế nào?

Cho tôi hỏi: Quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân như thế nào? Câu hỏi của anh Huy đến từ Khánh Hòa.

Thực hiện chế độ báo cáo về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân như thế nào?

Căn cứ tại Điều 35 Nghị định 29/2018/NĐ-CP quy định thực hiện chế độ báo cáo về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân như sau:

- Tất cả tài sản khi được xác lập quyền sở hữu toàn dân đều phải được báo cáo cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công và được kê khai, cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công để quản lý thống nhất.

- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định tịch thu hoặc quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, đơn vị chủ trì quản lý tài sản thực hiện báo cáo kê khai, cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.

- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc xử lý tài sản theo phương án xử lý của cơ quan, người có thẩm quyền, đơn vị chủ trì quản lý tài sản thực hiện cập nhật kết quả xử lý tài sản vào cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.

- Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công có trách nhiệm báo cáo về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân như thế nào?

Quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân như thế nào? (Hình từ Internet)

Quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân như thế nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 29/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Cơ sở dữ liệu về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
1. Quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân:
a) Cơ sở dữ liệu về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân là một bộ phận của Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công, được xây dựng và quản lý thống nhất trên phạm vi cả nước.
b) Thông tin trong Cơ sở dữ liệu về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được cơ quan có thẩm quyền cung cấp có giá trị pháp lý như trong hồ sơ dạng giấy.
c) Cơ sở dữ liệu về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân là tài sản của công, phải được đảm bảo an ninh, an toàn chặt chẽ; nghiêm cấm mọi hành vi truy cập trái phép, phá hoại, làm sai lệch thông tin trong Cơ sở dữ liệu về tài sản.
d) Việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu về công trình phải thực hiện theo đúng quy định; không được tự ý khai thác, sử dụng thông tin khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
đ) Nội dung, cấu trúc, phương thức nhập liệu và khai thác Cơ sở dữ liệu về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
2. Trách nhiệm xây dựng Cơ sở dữ liệu về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
a) Bộ Tài chính có trách nhiệm tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành Cơ sở dữ liệu về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
b) Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo báo cáo kê khai, thực hiện cập nhật thông tin, bảo đảm kết nối, tích hợp với Cơ sở dữ liệu về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

Như vậy theo quy định trên quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân như sau:

- Cơ sở dữ liệu về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân là một bộ phận của Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công, được xây dựng và quản lý thống nhất trên phạm vi cả nước.

- Thông tin trong Cơ sở dữ liệu về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được cơ quan có thẩm quyền cung cấp có giá trị pháp lý như trong hồ sơ dạng giấy.

- Cơ sở dữ liệu về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân là tài sản của công, phải được đảm bảo an ninh, an toàn chặt chẽ; nghiêm cấm mọi hành vi truy cập trái phép, phá hoại, làm sai lệch thông tin trong Cơ sở dữ liệu về tài sản.

- Việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu về công trình phải thực hiện theo đúng quy định; không được tự ý khai thác, sử dụng thông tin khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Nội dung, cấu trúc, phương thức nhập liệu và khai thác Cơ sở dữ liệu về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.

Những loại tài sản nào thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân?

Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 29/2018/NĐ-CP quy định tài sản thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân bao gồm:

- Tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật gồm:

+ Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu.

+ Vật chứng vụ án, tài sản khác bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự.

- Tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, tài sản không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật dân sự; hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan, gồm:

+ Bất động sản vô chủ hoặc không xác định được chủ sở hữu được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

+ Tài sản bị đánh rơi, bỏ quên không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

+ Tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán mà tại thời điểm phát hiện hoặc tìm thấy không có hoặc không xác định được chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.

+ Tài sản là di sản không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có người thừa kế nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản hoặc hết thời hiệu yêu cầu chia di sản kể từ thời điểm mở thừa kế mà không có người chiếm hữu theo quy định của pháp luật về dân sự.

+ Tài sản là hàng hóa tồn đọng được lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan.

- Tài sản của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện bị giải thể nhưng không có quỹ khác có cùng Mục đích hoạt động nhận tài sản chuyển giao hoặc bị giải thể do hoạt động vi phạm Điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật dân sự.

- Tài sản do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ nhưng chưa hạch toán ngân sách nhà nước và hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác cho Nhà nước Việt Nam.

- Tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động.

- Tài sản được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án.

Quyền sở hữu toàn dân
Cơ sở dữ liệu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Thống kê trong công tác thống kê và chia sẻ thông tin?
Pháp luật
Cơ sở dữ liệu trị giá hải quan do cơ quan nào xây dựng và hình thành từ những nguồn nào theo quy định?
Pháp luật
Hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị liên thông trên nền GIS là gì? Các bước thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị liên thông trên nền GIS như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở dữ liệu là gì? Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là gì? Có bao nhiêu mức thể hiện của cơ sở dữ liệu?
Pháp luật
Cơ sở dữ liệu về tài sản chuyên ngành là gì? Việc xây dựng Cơ sở dữ liệu về tài sản chuyên ngành phải đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật nào?
Pháp luật
Dữ liệu hành chính là gì? Cơ sở dữ liệu hành chính được sử dụng trong hoạt động thống kê nhà nước gồm những gì?
Pháp luật
Cơ sở dữ liệu năng lượng là gì? Cơ quan nào chịu trách nhiệm dữ liệu được cập nhật vào cơ sở dữ liệu năng lượng?
Pháp luật
Danh mục cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ năm 2023? Nội dung cơ sở dữ liệu chuyên ngành Nội vụ có những gì?
Pháp luật
Di sản không có người thừa kế có được xác lập quyền sở hữu toàn dân hay không? Tài sản này sẽ do cơ quan nào chủ trì quản lý?
Pháp luật
Tài sản của quỹ từ thiện giải thể được xác lập quyền sở hữu toàn dân trong trường hợp nào? Thủ tục xác lập ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quyền sở hữu toàn dân
1,426 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quyền sở hữu toàn dân Cơ sở dữ liệu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào