Quản lý dự án đường bộ hạng 4 muốn thăng hạng lên hạng 3 thì cần phải giữ chức danh nghề nghiệp hạng 4 bao nhiêu năm?
Mã số chức danh nghề nghiệp của Quản lý dự án đường bộ hạng 3 và hạng 4 là gì?
Ngày 30/12/2022, Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 46/2022/TT-BGTVT quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương viên chức chuyên ngành quản lý dự án đường bộ.
Theo đó, danh mục chức danh nghề nghiệp và mã số chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý dự án đường bộ được xác định tại Điều 2 Thông tư 46/2022/TT-BGTVT như sau:
Mã số các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý dự án đường bộ
1. Quản lý dự án đường bộ hạng I Mã số: V.12.23.01
2. Quản lý dự án đường bộ hạng II Mã số: V.12.23.02
3. Quản lý dự án đường bộ hạng III Mã số: V.12.23.03
4. Quản lý dự án đường bộ hạng IV Mã số: V.12.23.04
Theo quy định trên thì mã số chức danh nghề nghiệp của Quản lý dự án đường bộ hạng 3 và hạng 4 lần lượt là V.12.23.03 và V.12.23.04.
Quản lý dự án đường bộ hạng 4 muốn thăng hạng lên hạng 3 thì cần phải giữ chức danh nghề nghiệp hạng 4 bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Quản lý dự án đường bộ hạng 4 muốn thăng hạng lên hạng 3 thì cần phải giữ chức danh nghề nghiệp hạng 4 bao nhiêu năm?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 46/2022/TT-BGTVT về Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường bộ hạng 3 như sau:
Quản lý dự án đường bộ hạng III - Mã số: V.12.23.03
...
4. Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường bộ hạng III:
Viên chức được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường bộ hạng III khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
a) Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường bộ hạng IV và tương đương từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự, thử việc). Trường hợp có thời gian tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường bộ hạng IV tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng;
b) Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường bộ hạng IV và tương đương đạt tối thiểu một trong các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
Đã tham gia quản lý dự án của 01 dự án nhóm C cùng loại;
Đã chủ trì thiết kế hoặc thẩm định hoặc thẩm tra thiết của 02 công trình cấp III;
Đã chủ trì thực hiện một trong các công việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng của 01 dự án nhóm C hoặc 01 công trình cấp III;
Đã tham gia quản lý dự án của 01 dự án đầu tư xây dựng nhóm C và có một trong bốn chứng chỉ hành nghề: quản lý dự án hạng III, thiết kế xây dựng hạng III, giám sát thi công xây dựng hạng III, định giá xây dựng hạng III.
Như vậy, theo quy định trên thì viên chức Quản lý dự án đường bộ hạng 4 muốn được đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường bộ hạng 3 thì cần có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường bộ hạng 4 và tương đương từ đủ 03 năm trở lên.
Thời gian này không tính chung với thời gian tập sự, thử việc.
Ngoài ra, Quản lý dự án đường bộ hạng 4 còn phải thỏa mãn đủ các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo khoản 4 Điều 6 Thông tư 46/2022/TT-BGTVT nêu trên.
Hệ số lương đối với Quản lý dự án đường bộ hạng 3 là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 46/2022/TT-BGTVT quy định về việc xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý dự án đường bộ như sau:
Xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý dự án đường bộ
...
2. Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý dự án đường bộ quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường bộ hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
b) Chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường bộ hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
c) Chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường bộ hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
d) Chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường bộ hạng IV được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89.
Như vậy, theo quy định trên thì hệ số lương của Quản lý dự án đường bộ hạng 3 được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
Viên chức Quản lý dự án đường bộ hạng 4 sau khi đủ điều kiện thăng hạng và được bổ nhiệm chức danh Quản lý dự án đường bộ hạng 3 sẽ được áp dụng theo hệ số lương này.
Thông tư 46/2022/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/03/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?