QCVN 01-83:2011/BNNPTNT về lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm vi trùng? Việc lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm huyết thanh học được quy định như thế nào?
QCVN 01-83:2011/BNNPTNT về lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm vi trùng?
Tại tiểu mục 2.1 Muc II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01- 83:2011/BNNPTNT quy định về việc lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm vi trùng như sau:
- Dụng cụ lấy mẫu xét nghiệm vi trùng đều phải được tiệt trùng. Phương pháp thông thường có hiệu quả nhất là tiệt trùng dụng cụ trong nước đun sôi, thời gian từ 15 phút đến 20 phút hoặc trong nồi chuyên dụng. Các dụng cụ lấy mẫu như dao, kéo, panh kẹp phải được sát trùng bằng cồn Ethanol 70% trước và sau khi lấy mẫu.
- Chuẩn bị sẵn dung dịch sát trùng để rửa dụng cụ trong quá trình lấy mẫu.
- Bệnh phẩm lấy trong các xoang cơ thể phải đảm bảo vô trùng. Nếu bệnh phẩm dùng cho nuôi cấy vi trùng, phải lấy ngay sau khi mổ khám, phải tiệt trùng bề mặt của tổ chức định lấy bằng nhiệt độ cao (có thể dùng một lưỡi dao đốt nóng áp vào) sau đó dùng que cấy chọc sâu xuống vị trí tiệt trùng để lấy bệnh phẩm bên trong tổ chức đó.
- Các mẫu phủ tạng phải lấy ngay sau khi mổ khám và lấy đủ lượng từ 10 gram đến 200 gram (gia cầm lấy nguyên các loại tổ chức), để riêng từng loại phủ tạng trong túi nilon hoặc lọ miệng rộng vô trùng.
- Các mẫu phủ tạng có số lượng vi khuẩn lớn (gan, lách, thận, hạch lâm ba, phổi, não), mỗi loại lấy từ 10 gram đến 200 gram, đựng trong lọ miệng rộng hoặc túi nilon riêng vô trùng.
- Đối với gia súc, nếu bệnh phẩm gửi đi xa, tốt nhất lấy thêm xương ống đùi gửi đi xét nghiệm.
- Dùng bơm, kim tiêm hoặc pipet lấy máu tim, dịch màng phổi, dịch bao tim, dịch khớp xương, dịch não tuỷ. Dùng tăm bông để lấy mủ và dịch thẩm suất, dùng thìa lấy chất chứa bên trong đường ruột.
- Tiêu bản máu hoặc mủ đã được cố định bằng cồn Methanol, gửi đi cùng với bệnh phẩm khác để hỗ trợ cho chẩn đoán trong phòng xét nghiệm.
QCVN 01- 83:2011/BNNPTNT về lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm vi trùng? (Hình từ Internet)
Việc lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm huyết thanh học được quy định như thế nào?
Tại tiểu mục 2.2 Muc II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01- 83:2011/BNNPTNT quy định về việc lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm huyết thanh học:
* Vị trí lấy máu
- Trâu, bò, dê, cừu dùng bơm kim tiêm vô trùng lấy máu ở tĩnh mạch cổ hoặc động mạch đuôi.
- Lợn lấy máu ở vịnh tĩnh mạch cổ, động mạch đuôi, tĩnh mạch tai hoặc mống mắt.
- Tùy thuộc trọng lượng gia cầm để lựa chọn cách lấy máu. Đối với gia cầm có trọng lượng 0,5 kg trở lên lấy máu ở tĩnh mạch cánh. Đối với gia cầm có trọng lượng nhỏ hơn 0,5 kg, nên lấy máu ở tĩnh mạch cổ hoặc tĩnh mạch chân, tim.
- Chó, mèo lấy máu ở tĩnh mạch khoeo.
- Đối với con vật mới chết lấy máu tim
* Cách lấy máu và chắt huyết thanh
- Trước khi lấy máu con vật cần xét nghiệm, phải cắt lông trên vùng sẽ lấy, sát trùng bằng bông cồn Ethanol 70% rồi dùng bơm kim tiêm vô trùng lấy từ 1ml đến 5ml máu.
- Máu lấy ra được chứa trong bơm tiêm, rút pit tông tạo khoảng trống (hoặc bơm máu vào ống nghiệm vô trùng), ghi ký hiệu mẫu trên bơm tiêm hoặc ống nghiệm rồi đặt nằm nghiêng 450 trong hộp đựng mẫu, để đông máu trong 1 giờ đến 2 giờ ở nhiệt độ bình thường, tránh ánh nắng trực tiếp. Sau đó, chắt huyết thanh sang ống nghiệm vô trùng khác (hoặc ống eppendorf) và ghi ký hiệu của mẫu lên ống chứa huyết thanh.
* Huyết thanh được dùng để thực hiện các phản ứng ngưng kết, kết tủa, trung hoà, kết hợp bổ thể, ELISA, PCR.
Chú ý: Máu không được làm đông lạnh hoặc để bên ngoài quá lâu vì hồng cầu sẽ tự phá huỷ. Trường hợp mẫu huyết thanh đã ly tâm tách hết thành phần hữu hình, có thể bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh hoặc tủ âm sâu (tủ đá).
* Huyết thanh đạt yêu cầu phải có màu trong hơi vàng và không có hồng cầu vỡ.
Việc lấy mẫu bệnh phẩm kiểm tra biến đổi vi thể được quy định như thế nào?
Tại tiểu mục 2.4 Muc II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01- 83:2011/BNNPTNT quy định về việc lấy mẫu bệnh phẩm kiểm tra biến đổi vi thể:
- Để quan sát những biến đổi bệnh lý mà mắt thường không nhìn thấy được, phải kiểm tra trên kính hiển vi quang học. Mẫu bệnh phẩm phải chọn lọc lấy ở tất cả các cơ quan, tổ chức trong cơ thể con vật khi tiến hành mổ khám.
+ Mẫu bệnh phẩm lấy không được dày quá 0,5 cm, đủ độ rộng để xác định được tổ chức gốc, hai mặt cắt phải song song. Các cơ quan rỗng phải mở, xương phải chích ra để chất cố định ngấm vào.
+ Mẫu bệnh phẩm lấy bao gồm cả phần biến đổi bệnh lý đại thể và phần tổ chức bình thường.
+ Mẫu bệnh phẩm lấy không được dập nát, cong queo.
+ Mẫu bệnh phẩm lấy từ toàn bộ các tổ chức, cơ quan trong cơ thể.
- Những tổ chức nổi (phổi, tuỷ xương) được phủ lên trên bằng một tấm gạc hoặc bông thấm để chất cố định ngấm đều. Lọ chứa mẫu phải có miệng rộng, nắp đậy kín.
- Sau 24 đến 48 giờ mẫu bệnh phẩm chưa gửi đi xét nghiệm, thay dung dịch Formalin 10% mới để bảo quản tiếp. Khi gửi bệnh phẩm đi xét nghiệm, chỉ cần bảo quản trong dung dịch Formalin 10%.
- Các mẫu bệnh phẩm của tổ chức khác nhau, có thể gửi trong cùng một lọ nhưng có nhãn dán lọ ghi bằng mực không phai hoặc bút chì.
- Lấy mẫu ngay sau khi mổ khám; Không làm lạnh mẫu bệnh phẩm trước và sau khi cố định bằng dung dịch Formalin 10%.
- Lọ đựng mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm phải nút kín chống rò rỉ, niêm phong, có nhãn rõ ràng, dễ phát hiện, chống vỡ. Sau đó, gửi trực tiếp tới phòng chẩn đoán có đủ điều kiện xét nghiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?