Phương thức thanh toán tại chợ biên giới và cư dân biên giới Việt Nam, Trung Quốc được quy định như thế nào?
- Có những phương thức thanh toán nào tại chợ biên giới và cư dân biên giới Việt Nam, Trung Quốc?
- Thương nhân Việt Nam có hoạt động kinh doanh tại chợ biên giới được sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng CNY tại chi nhánh ngân hàng biên giới để thực hiện các giao dịch thu, chi nào?
- Cư dân biên giới Trung Quốc có hoạt động thương mại với cư dân biên giới Việt Nam và kinh doanh tại chợ biên giới được sử dụng tài khoản thanh toán bằng VND tại chi nhánh ngân hàng biên giới để thực hiện các giao dịch thu, chi nào?
Có những phương thức thanh toán nào tại chợ biên giới và cư dân biên giới Việt Nam, Trung Quốc?
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định phương thức thanh toán tại chợ biên giới và cư dân biên giới Việt Nam, Trung Quốc như sau:
- Thanh toán qua ngân hàng, bao gồm:
+ Thanh toán bằng CNY qua chi nhánh ngân hàng biên giới;
+Thanh toán bằng VND qua chi nhánh ngân hàng biên giới.
- Thanh toán bằng VND tiền mặt.
- Thanh toán phần chênh lệch trong giao dịch bù trừ hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của cư dân biên giới (phần chênh lệch thanh toán qua ngân hàng theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 19/2016/TT-NHNN).
Phương thức thanh toán tại chợ biên giới và cư dân biên giới Việt Nam, Trung Quốc gồm những gì? (Hình từ Internet)
Thương nhân Việt Nam có hoạt động kinh doanh tại chợ biên giới được sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng CNY tại chi nhánh ngân hàng biên giới để thực hiện các giao dịch thu, chi nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định như sau:
Thương nhân Việt Nam có hoạt động kinh doanh tại chợ biên giới được sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng CNY tại chi nhánh ngân hàng biên giới để thực hiện các giao dịch thu, chi sau:
- Thu:
+ Thu CNY chuyển khoản từ việc bán hàng hóa, dịch vụ tại chợ biên giới;
+ Thu CNY chuyển khoản từ tài khoản thanh toán bằng đồng CNY của thương nhân đó mở tại chi nhánh ngân hàng biên giới khác;
+ Nộp lại số CNY tiền mặt của thương nhân rút ra cho nhân viên đi công tác tại Trung Quốc nhưng chi tiêu không hết tại chi nhánh ngân hàng biên giới đã rút tiền. Khi nộp CNY tiền mặt vào tài khoản, thương nhân xuất trình cho chi nhánh ngân hàng biên giới chứng từ liên quan đến việc rút tiền từ tài khoản và Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số CNY tiền mặt mang vào.
+ Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu chỉ có giá trị cho thương nhân gửi CNY tiền mặt vào tài khoản trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày nhập cảnh ghi trên Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh;
+ Thu từ việc mua CNY chuyển khoản tại chi nhánh ngân hàng biên giới.
- Chi:
+ Chi CNY chuyển khoản để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ tại chợ biên giới;
+ Chi CNY chuyển khoản sang tài khoản thanh toán bằng đồng CNY của thương nhân đó mở tại chi nhánh ngân hàng biên giới khác;
+ Chi rút CNY tiền mặt cho cá nhân làm việc cho thương nhân Việt Nam khi được cử đi công tác tại Trung Quốc;
+ Chi bán CNY cho chi nhánh ngân hàng biên giới.
Thương nhân Việt Nam kinh doanh tại chợ biên giới có hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc được sử dụng tài khoản thanh toán bằng đồng CNY quy định tại Điều 6 Thông tư này để thực hiện các giao dịch thu, chi quy định tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư 19/2016/TT-NHNN.
Cư dân biên giới Trung Quốc có hoạt động thương mại với cư dân biên giới Việt Nam và kinh doanh tại chợ biên giới được sử dụng tài khoản thanh toán bằng VND tại chi nhánh ngân hàng biên giới để thực hiện các giao dịch thu, chi nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 19/2016/TT-NHNN quy định như sau:
Cư dân biên giới Trung Quốc có hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ với cư dân biên giới Việt Nam và kinh doanh tại chợ biên giới được sử dụng tài khoản thanh toán bằng VND tại chi nhánh ngân hàng biên giới để thực hiện các giao dịch thu, chi sau:
- Thu:
+ Thu VND chuyển khoản từ việc bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ với cư dân biên giới Việt Nam và từ việc bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ tại chợ biên giới.
+ Thu VND chuyển khoản từ phần chênh lệch trong giao dịch bù trừ hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từ việc bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của cư dân biên giới.
+ Thu VND chuyển khoản từ việc bán CNY hoặc ngoại tệ khác tại chi nhánh ngân hàng biên giới.
+ Thu nộp VND tiền mặt từ việc bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ qua biên giới và tại chợ biên giới.
+ Thu VND chuyển khoản từ tài khoản thanh toán bằng VND của cư dân biên giới đó mở tại ngân hàng được phép khác.
- Chi:
+ Chi VND chuyển khoản để thanh toán tiền mua, trao đổi hàng hóa, dịch vụ với cư dân biên giới Việt Nam và mua, trao đổi hàng hóa, dịch vụ tại chợ biên giới.
+ Chi VND chuyển khoản để thanh toán phần chênh lệch trong giao dịch bù trừ hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từ việc mua, trao đổi hàng hóa, dịch vụ của cư dân biên giới.
+ Chi VND chuyển khoản sang tài khoản thanh toán bằng VND của cư dân biên giới đó mở tại chi nhánh ngân hàng biên giới khác.
+ Chi VND chuyển khoản để thanh toán cho các mục đích hợp pháp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
+ Chi rút VND tiền mặt để chi tiêu tại Việt Nam.
+ Chi mua CNY chuyển khoản hoặc ngoại tệ khác tại chi nhánh ngân hàng biên giới để chuyển về nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật chuyên ngành điều chỉnh quan hệ dân sự có mâu thuẫn với nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự thì áp dụng Luật nào?
- Siêu hình trong triết học là gì? Phương pháp siêu hình là gì? Sinh viên học môn triết học có nhiệm vụ gì?
- Ngày 8 tháng 12 âm lịch là ngày gì? Ngày 8 tháng 12 âm lịch có phải là ngày lễ nghỉ nguyên lương của người lao động không?
- Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng là gì? Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh được xác định thế nào?
- Mẫu Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 trên mạng mới nhất theo Nghị định 147 như thế nào?