Phương pháp lấy mẫu và khối lượng mẫu cần lấy để phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như thế nào?

Tôi muốn hỏi phương pháp lấy mẫu và khối lượng mẫu cần lấy để phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như thế nào? - câu hỏi của anh S.M (Hà Giang)

Phương pháp lấy mẫu để phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Phần 4 Phụ lục Quy trình kèm theo Quyết định 2166/QĐ-TCHQ năm 2021 có nêu rõ phương pháp lấy mẫu để phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:

- Trường hợp lô hàng đồng nhất thì chỉ cần lấy trong một đơn vị đóng gói tại các vị trí khác nhau (trên, dưới, giữa) rồi trộn đều thành một mẫu chung.

- Trường hợp lô hàng nghi ngờ không đồng nhất thì phải lấy trên các bao gói khác nhau, ở các vị trí khác nhau (trên, dưới, giữa và các góc), sau đó trộn đều thành một mẫu chung.

- Đối với hàng hóa ở dạng lỏng, trước khi lấy mẫu cần phải khuấy, lắc đều để tạo độ đồng nhất.

- Đối với hàng hóa dạng rắn, dạng bột, trước khi lấy mẫu cần phải trộn đều, đảm bảo độ đồng nhất.

- Đối với hàng hóa được đóng gói là bộ sản phẩm phải lấy cả bộ sản phẩm.

- Đối với các mẫu sắt, thép: Các mẫu sắt thép được cắt bằng cơ khí phải làm mát liên tục để đảm bảo không làm biến đổi tính chất lý, hóa của sản phẩm. Lấy kèm thêm hoặc chụp hình nhãn mác (bằng giấy hoặc nhôm) thường được gắn kèm trên mỗi cuộn sắt, thép khi xuất xưởng và chụp ảnh mẫu thể hiện được bề mặt lớn, cạnh, mặt đầu, các góc cạnh.

- Đối với mẫu kim loại khác: Ở dạng các thỏi, hoặc các cuộn, ... đồng nhất thì cắt mẫu đại diện ngẫu nhiên kèm hình ảnh kích thước hàng hóa. Trường hợp nghi ngờ không đồng nhất thì lấy mẫu riêng biệt.

- Đối với hàng hóa độc hại, dễ cháy nổ, nguy hiểm: Việc lấy mẫu phải được thực hiện bởi các chuyên gia trong các lĩnh vực thích hợp hoặc các cá nhân đã được đào tạo phù hợp để thực hiện việc lấy mẫu, phải trang bị bảo hộ lao động và lấy ở nơi thông thoáng; nếu mẫu dễ biến đổi do tác động của môi trường thì phải thao tác nhanh.

Phương pháp lấy mẫu và khối lượng mẫu cần lấy để phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như thế nào?

Phương pháp lấy mẫu và khối lượng mẫu cần lấy để phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như thế nào? (Hình từ Internet)

Khối lượng mẫu cần lấy để phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Phần 4 Phụ lục Quy trình kèm theo Quyết định 2166/QĐ-TCHQ năm 2021 có nêu rõ về khối lượng mẫu cần lấy đề phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:

STT

Loại hàng hóa

Khối lượng mẫu cần lấy

1

Các mặt hàng có Quy chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn Việt Nam quy định cách thức lấy mẫu hoặc có văn bản hướng dẫn lấy mẫu

Thực hiện lấy mẫu theo Quy chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc văn bản hướng dẫn

2

Hàng hóa là hóa chất, sản phẩm hóa chất, thực phẩm, dược phẩm...:

- Dạng thành phẩm hoặc đóng gói bán lẻ:

+ Hàng hóa là thực phẩm lấy nguyên đơn vị đóng gói.

+ Hàng hóa đóng gói bán lẻ có trọng lượng của một đơn vị đóng gói dưới 500gr hoặc 500ml: Lượng mẫu cần lấy phù hợp với đơn vị đóng gói, đảm bảo từ 250gr hoặc 250ml đến 500gr hoặc 500ml.

+ Hàng hóa đóng gói bán lẻ có trọng lượng của một đơn vị đóng gói lớn hơn 500gr hoặc 500ml: Lượng mẫu cần lấy là một đơn vị hàng hóa. Đối với hàng hóa đóng gói bán lẻ có trọng lượng của một đơn vị đóng gói lớn hơn 1000gr hoặc 1000ml: Chụp hình bao bì đóng gói bán lẻ của hàng hóa.

- Dạng chưa thành phẩm, chưa đóng gói bán lẻ hoặc ở dạng khác: Lượng mẫu cần lấy là 250gr - 500gr hoặc 250ml - 500ml. Riêng đối với một số hàng hóa sau thì lượng mẫu cần lấy là: sản phẩm của dầu mỏ lấy 1000ml/mẫu; quặng lấy 2kg/mẫu; xi măng, xi măng nhôm lấy 10kg/mẫu; phụ gia bê tông hay nghi ngờ là phụ gia bê tông ở dạng lỏng lấy 2000ml/mẫu.

3

Hàng hóa là các mặt hàng cơ khí điện tử

Mẫu yêu cầu phân tích phải là một đơn vị nguyên chiếc, nguyên bộ, hoặc một bộ phận của chúng.

4

Hàng hóa là sắt thép và kim loại cơ bản khác:

- Thép tròn chưa được sơn phủ mạ hoặc đã được sơn phủ mạ (kể cả loại có gân trên bề mặt):

+ Trường hợp nghi ngờ làm thép cốt bê tông

++ Thép tròn trơn cán nóng, dạng cuộn cuốn không đều (đường kính từ 8mm trở xuống); Cáp thép dự ứng lực; Các mặt hàng thép khai báo vào nhóm 98.39: lấy 02 bộ mẫu, niêm phong riêng từng bộ mẫu. Mỗi bộ mẫu tối thiểu 06 đoạn thẳng, mỗi đoạn dài từ 600mm (0,6m) trở lên. (Lưu ý không bẻ cong gập mẫu khi gửi phân tích để phân loại).

++ Thép tròn trơn cán nóng, dạng cuộn cuốn không đều (đường kính trên 8mm): lấy 02 bộ mẫu, niêm phong riêng từng bộ mẫu. Mỗi bộ mẫu tối thiểu 03 đoạn thẳng, mỗi đoạn dài từ 600mm (0,6m) trở lên. (Lưu ý không bẻ cong gập mẫu khi gửi phân tích để phân loại).

+ Trường hợp không nghi ngờ làm thép cốt bê tông

++ Đường kính từ 3mm đến dưới 5mm: lấy mẫu dài tối thiểu 500mm (0,5m).

++ Đường kính từ 5mm đến dưới 10mm: lấy mẫu dài tối thiểu dài 1500mm (1,5m).

++ Đường kính từ 10mm đến dưới 40mm: lấy mẫu dài tối thiểu dài 200mm (0,2m).

++ Đường kính từ 40mm đến dưới 100mm: lấy mẫu dài tối thiểu 100mm (0,1m).

++ Đường kính từ 100mm trở lên: lấy mẫu dài tối thiểu 50mm. Trường hợp mẫu có đường kính lớn trên 250mm, có thể lấy một phần mẫu dạng hình bán nguyệt, kèm ảnh chụp mẫu hàng thực tế khi chưa lấy lấy mẫu có xác nhận của đơn vị yêu cầu phân tích.

- Thép dạng ống:

+ Đối với mặt hàng ống dẫn dầu dẫn khí, ống chịu áp lực cao: lấy 02 bộ mẫu, niêm phong riêng từng bộ mẫu. Mỗi bộ mẫu gồm 02 đoạn thẳng, mỗi đoạn dài tối thiểu dài 1200mm (1,2m).

+ Đối với các loại ống khác: lấy 02 bộ mẫu, niêm phong riêng từng bộ mẫu. Mỗi bộ mẫu gồm 01 đoạn thẳng, mỗi đoạn dài tối thiểu 400mm (Trường hợp đường kính ngoài lớn trên 100mm có thể lấy mẫu dài tối thiểu 200mm).

- Các loại thép khác:

+ Dây thép làm lõi cáp nhôm dẫn điện chịu lực: lấy 02 mẫu, niêm phong riêng từng bộ mẫu. Mỗi mẫu gồm 01 đoạn thẳng dài tối thiểu 1200mm (1,2 m).

+ Thép cán phẳng (đã được sơn phủ mạ hoặc chưa sơn phủ mạ): lấy hai bộ mẫu, mỗi bộ gồm 02 tầm, mỗi tấm có kích thước tối thiểu 200mm x 200mm; đảm bảo chọn mẫu ở vị trí đại diện “thể hiện đúng bề mặt thực tế của hàng hóa”, bề mặt phải phẳng, không lồi lõm, cong vềnh, biến dạng.

+ Phôi thép (bán thành phẩm) dạng phiến: lấy mẫu có kích thước tối thiểu (60x60)mm tại vị trí đảm bảo có bề mặt đại diện (kèm ảnh chụp mẫu có xác nhận của Chi cục để khẳng định thông tin kích thước của mẫu thực nhập).

+ Phôi thép (bán thành phẩm) dạng thanh dài: lấy mẫu chiều dài tối thiểu 50mm.

+ Cáp thép dự ứng lực: lấy mẫu có chiều dài tối thiểu 1200mm (1,2m).

+ Cáp thép khác: lấy mẫu có chiều dài tối thiểu 1000mm (1m).

+ Thép dạng thanh hình:

++ Chữ L, U...: lấy mẫu chiều dài tối thiểu 100mm (0,1m).

++ Chữ H, I: lấy 02 bộ mẫu, niêm phong riêng từng bộ mẫu, mỗi bộ gồm 02 đoạn, mỗi đoạn có chiều dài tối thiểu 500mm (0,5m).

- Các kim loại cơ bản khác:

Lấy mẫu theo hướng dẫn tại các điểm a, điểm b, điểm c khoản 4, mục II, phần IV Phụ lục này với các sửa đổi tương ứng phù hợp.


5

Hàng hóa là các loại vải, nguyên liệu dệ

- Đối với mặt hàng xơ dệt: lấy 100 gr/01 mẫu.

- Đối với mặt hàng sợi dệt: lấy nguyên mẫu 01 đơn vị sản phẩm (cuộn sợi/con sợi/búp sợi).

- Đối với mặt hàng vải: lấy tối thiểu 1m theo chiều dọc cuộn vải, giữ nguyên kích thước khổ vải, nên cắt cách đầu/cuối cuộn vải tối thiểu 2m, không lấy mẫu ở các vị trí vải tiếp xúc với bao bì hoặc lõi cuộn vải hay vị trí bị rách, bị thủng.

- Đối với sản phẩm dệt/may: lấy nguyên mẫu. Trường hợp sản phẩm dệt/may có kích thước lớn, tiến hành lấy mẫu để xác định thành phần nguyên liệu, kích thước tối thiểu 1m2/01 mẫu và chụp hình ảnh hàng hóa trước khi tiến hành lấy mẫu gửi kèm hồ sơ. Trên các hình ảnh hàng hóa chụp gửi kèm hồ sơ phải có chữ ký của người lấy mẫu (đơn vị lấy mẫu) và người chứng kiến (đơn vị xuất khẩu, nhập khẩu). Tại mục B. Kiểm tra thủ công Phiếu số 06/PGKQKT/GSQL phải mô tả chi tiết cảm quan, hình dạng, kích thước.

6

Hàng hóa là giấy, bột giấy

Đối với các loại giấy: lấy 3m2/mẫu gấp theo hình vuông có cạnh tối thiểu là 300mm, nếu đóng gói trong bao bì phải đảm bảo kiểm tra được quy cách mẫu lấy mà không làm hỏng niêm phong; đối với bột giấy lấy 500gr/mẫu.

7

Hàng hóa là plastic, cao su không ở dạng nguyên sinh (lỏng, bột, hạt, nhão...) thuộc khoản 2, mục II, phần IV kèm theo Quyết định 2166/QĐ-TCHQ năm 2021

- Dạng tấm, phiến, màng, lá, cuộn: lấy 1m2 hoặc 5 - 10 tờ.

- Dạng thanh, que, ống, nẹp: lấy 200mm. Với sản phẩm nhỏ hơn 200mm lấy cả sản phẩm.

- Dạng thành phẩm: lấy 2 chiếc (cái).

- Nếu hàng hóa đóng gói trong bao bì phải đảm bảo kiểm tra được quy cách mẫu lấy mà không làm hỏng niêm phong.

8

Hàng hóa là sản phẩm thuộc chương 68, 69, 70 (Sản phẩm làm bằng đá, thạch cao, xi măng, amiăng, mica hoặc các vật liệu tương tự; Đồ gốm, sứ; Thủy tinh và các sản phẩm bằng thủy tinh)

Mẫu yêu cầu phân tích phải là 01 đơn vị thành phẩm. Trường hợp sản phẩm có kích thước lớn không thể lấy 01 đơn vị thành phẩm, tiến hành lấy mẫu và chụp hình ảnh hàng hóa trước khi tiến hành lấy mẫu gửi kèm hồ sơ. Trên các hình ảnh hàng hóa chụp gửi kèm hồ sơ phải có chữ ký của người lấy mẫu (đơn vị lấy mẫu) và người chứng kiến (đơn vị xuất khẩu, nhập khẩu).

*Lưu ý: Trường hợp mẫu phức tạp, không thể lấy mẫu được theo hướng dẫn trên thì đơn vị yêu cầu phân tích trao đổi trực tiếp với Cục Kiểm định hải quan hoặc các Chi cục Kiểm định hải quan nơi gửi yêu cầu phân tích để được hướng dẫn cụ thể./.

Nguyên tắc lấy mẫu để phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như thế nào?

Căn cứ tại Phần 1 Phụ lục 1 Quy trình kèm theo Quyết định 2166/QĐ-TCHQ năm 2021 có nêu rõ như sau:

1. Việc lấy mẫu hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phân tích để phân loại được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư số 14/2015/TT-BTC, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 17/2021/TT-BTC.
2. Trước khi lấy mẫu, cần nghiên cứu kỹ hồ sơ và thực tế lô hàng, các ký hiệu, biểu tượng trên nhãn mác, bao bì nhằm xác định lô hàng thuộc loại hàng hóa nguy hiểm, dễ hỏng... để chuẩn bị cho công tác lấy mẫu.
3. Mặt hàng yêu cầu phân tích phải lấy 02 mẫu, niêm phong hải quan riêng từng mẫu theo đúng quy định. Niêm phong hải quan không dán chèn lên thông tin thành phần và hướng dẫn sử dụng của hàng hóa. 02 mẫu có thể đựng chung vào một bao bì đóng gói cho mục đích vận chuyển và gửi đến Chi cục Kiểm định hải quan.
4. Các mặt hàng có Quy chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn Việt Nam quy định cách thức lấy mẫu (ví dụ: phân bón, thức ăn chăn nuôi, thực phẩm...) hoặc có văn bản hướng dẫn lấy mẫu thì thực hiện lấy mẫu theo Quy chuẩn Việt Nam, Tiêu chuẩn Việt Nam hoặc văn bản hướng dẫn.
5. Trường hợp hàng hóa có kích thước lớn không thể lấy được 01 đơn vị thành phẩm gửi yêu cầu phân tích và việc tách lấy mẫu từ hàng hóa có thể làm sai lệch các tiêu chí để phân loại theo Chú giải HS và Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, đơn vị yêu cầu phân tích chụp hình ảnh hàng hóa trước khi tiến hành lấy mẫu. Trên các hình ảnh hàng hóa chụp gửi kèm hồ sơ yêu cầu phân tích phải có chữ ký của người lấy mẫu (đơn vị lấy mẫu) và người chứng kiến (đơn vị xuất khẩu, nhập khẩu). Đồng thời, tại mục B. Kiểm tra thủ công Phiếu số 06/PGKQKT/GSQL phải mô tả chi tiết cảm quan, hình dạng, kích thước của hàng hóa.

Theo đó, nguyên lấy mẫu để phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo quy định trên.


Phân loại hàng hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
Pháp luật
Phương pháp lấy mẫu và khối lượng mẫu cần lấy để phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như thế nào?
Pháp luật
Chuyên gia trong lĩnh vực Phân loại hàng hóa trong lĩnh vực hải quan bắt buộc phải có trình độ đại học đúng hay không?
Pháp luật
Thực hiện chấn chỉnh phân loại hàng hóa đối với mặt hàng vải không dệt kết hợp với plastic như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phân loại hàng hóa
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
2,539 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phân loại hàng hóa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phân loại hàng hóa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào