Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực có nhiệm vụ và quyền hạn gì theo Quy định 191?
Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực có nhiệm vụ và quyền hạn gì theo Quy định 191?
Căn cứ tại Điều 9 Quy định 191-QĐ/TW năm 2024 có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực như sau:
Phó Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực: Ngoài nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ viên Ban Chỉ đạo theo quy định tại Điều 7 Quy định 191-QĐ/TW năm 2024, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo còn có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Giúp Trưởng ban điều phối hoạt động của các thành viên theo phân công của Trưởng ban.
- Thay mặt Trưởng ban thực hiện một số công việc, chủ trì một số phiên họp của Ban Chỉ đạo khi được Trưởng ban ủy quyền.
- Giúp Trưởng ban chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc phát hiện, xử lý một số vụ án, vụ việc tham nhũng, lãng phí, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm theo phân công của Trưởng ban.
Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực: Ngoài nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Trưởng Ban Chỉ đạo theo quy định nêu trên, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực còn có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Giúp Trưởng ban trực tiếp chỉ đạo, điều phối hoạt động, phân công công việc cho các thành viên; chỉ đạo, phối hợp, triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo theo phân công của Trưởng ban.
- Giúp Trưởng ban chỉ đạo chuẩn bị nội dung, chương trình, tài liệu và triệu tập các phiên họp của Ban Chỉ đạo, cuộc họp của Thường trực Ban Chỉ đạo; xử lý công việc hằng ngày, thường xuyên của Ban Chỉ đạo; chủ trì một số cuộc họp và ký một số văn bản của Ban Chỉ đạo theo phân công của Trưởng ban.
- Trực tiếp quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Cơ quan Thường trực; quyết định các vấn đề thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Thường trực.
- Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc phát hiện, xử lý một số vụ án, vụ việc tham nhũng, lãng phí, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.
- Làm việc với cấp uỷ, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan; yêu cầu báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan để nắm nội dung, tiến độ, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý một số vụ án, vụ việc tham nhũng, lãng phí, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm để kịp thời báo cáo Trưởng ban.
Theo đó, hiện nay, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực có nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định như đã nêu trên.
Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực có nhiệm vụ và quyền hạn gì theo Quy định 191? (Hình từ internet)
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực có chức năng gì?
Căn cứ tại Điều 2 Quy định 191-QĐ/TW năm 2024 có quy định về chức năng của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực như sau:
Chức năng của Ban Chỉ đạo
Ban Chỉ đạo do Bộ Chính trị thành lập, chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc chỉ đạo, phối hợp, đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong phạm vi cả nước.
Theo đó, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực có những chức năng chỉ đạo, phối hợp và đôn đốc, kiểm tra, giám sát, chịu rách nhiệm trước Bộ Chính trị và Ban Bí thư về công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong phạm vi cả nước.
Việc giám sát công tác phòng chống tham nhũng được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 7 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 có quy định về giám sát công tác phòng chống tham nhũng như sau:
Giám sát công tác phòng, chống tham nhũng
1. Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.
2. Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực do mình phụ trách.
3. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc phát hiện và xử lý tham nhũng.
4. Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng.
5. Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng tại địa phương.
Theo đó, việc giám sát công tác phòng chống tham nhũng được thực hiện như sau:
- Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.
- Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực do mình phụ trách.
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc phát hiện và xử lý tham nhũng.
- Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng.
- Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng tại địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?
- Mẫu Đơn đề nghị hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe mới nhất hiện nay? Trường hợp nào hoàn tiền trúng đấu giá biển số xe?
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?