Phổ điểm TSA 2025 đợt 1 chính thức? Phổ điểm đánh giá tư duy 2025 đợt 1 Đại học Bách khoa Hà Nội? Lịch thi TSA 2025?
Phổ điểm TSA 2025 đợt 1 chính thức? Phổ điểm đánh giá tư duy 2025 đợt 1 Đại học Bách khoa Hà Nội? Lịch thi TSA 2025?
Sáng nay (24/1/2025), Đại học Bách khoa Hà Nội công bố điểm thi Đánh giá tư duy (TSA) đợt 1 năm 2025 tại https://hust.edu.vn/vi/news/tin-tuc-su-kien/dot-1-tsa-2025
Điểm cao nhất của đợt 1 năm 2025 là 98,61/100. Đây là điểm thi cao nhất từ trước tới nay, phá kỷ lục thủ khoa hiện tại.
Phổ điểm TSA 2025 đợt 1 chính thức (Phổ điểm đánh giá tư duy 2025 đợt 1 Đại học Bách khoa Hà Nội) như sau:
Phổ điểm TSA 2025 đợt 1 chính thức
TSA đợt 1 năm 2025 được tổ chức trong 2 kíp thi, chiều Thứ Bảy (18/1/2025) và sáng Chủ Nhật (19/1/2025) với gần 14.000 thí sinh đăng ký dự thi. Kỳ thi được tổ chức cùng thời gian tại 31 điểm thi, trong đó 18 điểm thi tại khu vực Hà Nội và 13 điểm thi ở các địa phương gồm: Lào Cai, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định (2 điểm thi), Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng.
Lịch thi TSA 2025 tiếp theo như sau:
- Đợt 2: Ngày thi 8 - 9/3/2025; Ngày mở hệ thống đăng ký 1 - 6/2/2025
- Đợt 3: Ngày thi 26 - 27/4/2025; Ngày mở hệ thống đăng ký 1 - 6/4/2025
Phổ điểm TSA 2025 đợt 1 chính thức? Phổ điểm đánh giá tư duy 2025 đợt 1 Đại học Bách khoa Hà Nội? Lịch thi TSA 2025? (Hình từ Internet)
Cấu trúc bài thi đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội thế nào?
Theo Thông báo từ Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thì cấu trúc bài thi đánh giá tư duy như sau:
CẤU TRÚC BÀI THI ĐÁNH GIÁ TƯ DUY
Để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm 2022, cấu trúc và nội dung các phần thi trong Bài thi Đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội đã được thiết kế theo hướng gọn nhẹ, hiện đại, xóa bỏ tư duy theo tổ hợp môn học.
Theo đó, tổng thời gian của Bài thi là 150 phút, bao gồm 100 câu hỏi trắc nghiệm cho 03 phần thi. Phần thi Tư duy Toán học có thời lượng là 60 phút, phân thi Tư duy Đọc hiểu có thời lượng là 30 phút và phần thi Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề có thời lượng là 60 phút. Cấu trúc chi tiết của Bài thi được mô tả như sau
Phần thi Tư duy Toán học: Đánh giá khả năng tư duy và vận dụng những kiến thức cơ bản của Toán học vào giải quyết những bài toán trong thực tế, đồng thời đánh giá khả năng học toán và các môn khoa học liên quan ở bậc đại học của thí sinh.
Nội dung phần thi Tư duy Toán học nằm trong chương trình trung học phổ thông gồm kiến thức về số học, đại số, hàm số, hình học, thống kê và xác xuất. Cấu trúc câu hỏi đòi hỏi phải có ý nghĩa cả về vấn đề và ngữ cảnh, đại diện cho các mối quan hệ Toán học; truy cập các kiến thức Toán học bằng trí nhớ; kết hợp với thông tin đã cho; mô hình hóa, tính toán và thao tác Toán học; diễn giải; áp dụng các kỹ năng lập luận, đưa ra quyết định dựa trên Toán học và thuật toán/tựa thuật toán phù hợp. Phần thi Tư duy Toán học nhấn mạnh tới tư duy định lượng và áp dụng phần tính toán.
Phần thi Tư duy Đọc hiểu: Đọc hiểu là một trong những năng lực cốt lõi, cần thiết cho việc tự học và học tập suốt đời. Do đó, phần thi này tập trung đánh giá kỹ năng đọc nhanh, hiểu đúng, cùng với năng lực phân tích, lý giải văn bản, khái quát, tổng hợp, biện luận về logic và suy luận từ các văn bản tiếng Việt có độ dài từ 800 đến 1.000 từ.
Nội dung đọc hiểu trong đề thi đa dạng, phong phú, liên quan tới những chủ đề về khoa học, công nghệ, kinh tế, kỹ thuật, công nghiệp, nông nghiệp, tài chính, ngân hàng, y dược.
Các câu hỏi của phần thi này yêu cầu thí sinh chuyển hóa ý nghĩa từ một số văn bản thuộc các thể loại như văn bản khoa học, văn bản văn học hay văn bản báo chí nhằm đo lường khả năng thu thập được thông tin với những gì được tuyên bố rõ ràng và lập luận để xác định ý nghĩa tiềm ẩn.
Cụ thể là, các câu hỏi yêu cầu học sinh sử dụng các kỹ năng viện dẫn và lập luận để xác định các ý chính, định vị và giải thích các chi tiết quan trọng; hiểu chuỗi các sự kiện, so sánh, hiểu mối quan hệ nhân quả, xác định ý nghĩa của từ, cụm từ và các tuyên bố dựa vào ngữ cảnh. Khái quát hóa, phân tích giọng văn và phương pháp của tác giả; phân tích các đòi hỏi và bằng chứng trong các cuộc tranh luận và tích hợp thông tin từ nhiều văn bản liên quan.
Phần thi Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề: Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức tổng hợp để giải quyết các vấn đề khoa học một cách hợp lý nhất. Các câu hỏi ở dạng tích hợp các vấn đề liên quan tới các lĩnh vực về khoa học tự nhiên và khoa học công nghệ.
Phần thi Tư duy Khoa học của Bài thi là một tập hợp các thông tin khoa học, theo sau đó là các câu hỏi trắc nghiệm nhằm đo lường khả năng tính toán, giải thích được dữ liệu, chỉ ra được phương án phù hợp với ngữ liệu khoa học được đưa ra. Thiết lập và thực hiện được các mô hình đánh giá, suy luận và kết quả thử nghiệm.
Thông tin khoa học được truyền tải theo các định dạng khác nhau như biểu diễn dữ liệu (đồ thị khoa học, bảng biểu và sơ đồ), tóm tắt nghiên cứu (mô tả một hoặc nhiều thí nghiệm liên quan) hoặc quan điểm xung đột (hai hoặc nhiều tóm tắt mô hình lý thuyết, hiện tượng không phù hợp với nhau).
Nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh đại học là gì?
Căn cứ theo Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh
1. Công bằng đối với thí sinh
a) Về cung cấp thông tin: Mỗi thí sinh quan tâm được cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, tin cậy, nhất quán và kịp thời để có quyết định phù hợp và chuẩn bị tốt nhất cho việc tham gia tuyển sinh;
b) Về cơ hội dự tuyển: Không thí sinh nào bị mất cơ hội dự tuyển do những quy định không liên quan tới trình độ, năng lực (trừ những quy định của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng mang tính đặc thù trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh); hoặc do quy trình tuyển sinh gây phiền hà, tốn kém;
c) Về đánh giá năng lực: Thí sinh phải được đánh giá khách quan, công bằng và tin cậy về khả năng học tập và triển vọng thành công, đáp ứng yêu cầu của chương trình và ngành đào tạo;
d) Về cơ hội trúng tuyển: Thí sinh phải được tạo cơ hội trúng tuyển cao nhất và quyền xác định nguyện vọng ưu tiên trong số những chương trình, ngành đào tạo đủ điều kiện trúng tuyển;
đ) Về thực hiện cam kết: Cơ sở đào tạo phải thực hiện các cam kết đối với thí sinh; tư vấn, hỗ trợ và giải quyết khiếu nại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của thí sinh trong những trường hợp rủi ro.
2. Bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo
a) Về hợp tác: Các cơ sở đào tạo hợp tác bình đẳng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyển sinh, đồng thời mang lại lợi ích tốt nhất cho thí sinh;
b) Về cạnh tranh: Các cơ sở đào tạo cạnh tranh trung thực, công bằng và lành mạnh trong tuyển sinh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.
3. Minh bạch đối với xã hội
a) Về minh bạch thông tin: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm công bố thông tin tuyển sinh đầy đủ, rõ ràng và kịp thời qua các phương tiện truyền thông phù hợp để xã hội và cơ quan quản lý nhà nước cùng giám sát;
b) Về trách nhiệm giải trình: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước và giải trình với xã hội qua hình thức phù hợp về những vấn đề lớn, gây bức xúc cho người dân.
Theo đó, các cơ sở giáo dục đại học cần phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong công tác tuyển sinh như quy định trên bao gồm:
- Công bằng đối với thí sinh
- Bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo
- Minh bạch đối với xã hội
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bạc Liêu? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bạc Liêu như thế nào?
- Viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu hay, ý nghĩa? Đặc điểm môn Ngữ Văn là gì?
- Điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có thuộc trường hợp được cấp mới chứng chỉ không?
- Điểm bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2025 tại Bà Rịa Vũng Tàu? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bà Rịa Vũng Tàu ra sao?
- Ngân hàng thương mại có được nhận ủy thác trong hoạt động ngân hàng không? Được thực hiện những hoạt động kinh doanh nào?