Phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt là gì? Phát hiện hành vi phổ biến và tài trợ hoạt động phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt thì báo cho ai?
Phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt là gì?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 4 Nghị định 81/2019/NĐ-CP định nghĩa phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt như sau:
Phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt là hoạt động làm lan rộng kiến thức, công trình nghiên cứu khoa học, các thành phần tiền chất, vật liệu liên quan của chủ thể nhà nước hoặc phi nhà nước nhằm thực hiện các hoạt động liên quan đến vũ khí hủy diệt hàng loạt bao gồm: nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, sở hữu, mua lại, dự trữ, lưu trữ, phát triển, vận chuyển, bán, cung cấp, chuyển nhượng, chuyển giao công nghệ, xuất khẩu, nhập khẩu, trung chuyển và sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt hoặc các hoạt động có liên quan được quy định trong các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có liên quan; hoặc cung cấp đào tạo kỹ thuật, tư vấn, dịch vụ, môi giới, hỗ trợ liên quan đến bất kỳ hoạt động nào trên này.
Phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt là gì? Phát hiện hành vi phổ biến và tài trợ hoạt động phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt thì báo cho ai? (Hình từ Internet)
Khi phát hiện có hành vi phổ biến và tài trợ cho hoạt động phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt phải báo cho ai?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 81/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Phát hiện hoạt động phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân thông qua hoạt động của mình khi phát hiện có hành vi phổ biến và tài trợ cho hoạt động phổ biến hoặc hành vi vi phạm pháp luật khác về vũ khí hủy diệt hàng loạt phải kịp thời thông báo cho lực lượng được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Nghị định này hoặc cơ quan quân đội và công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất để xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan đầu mối quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị lên Ủy ban được thành lập theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đưa vào danh sách bị chỉ định đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm.
3. Lực lượng phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 của Nghị định này có trách nhiệm triển khai các biện pháp nghiệp vụ, kỹ thuật theo quy định của pháp luật có liên quan để kịp thời phát hiện và ngăn chặn hoạt động phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận biết về hành vi phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và cách thức phát hiện, báo tin, tố giác về hoạt động này; áp dụng ngay các biện pháp chống phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Như vậy theo quy định trên khi phát hiện có hành vi phổ biến và tài trợ cho hoạt động phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt phải thông báo cho lực lượng được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 81/2019/NĐ-CP hoặc cơ quan quân đội và công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất để xử lý theo quy định của pháp luật.
Bộ Công an có trách nhiệm gì trong phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt?
Căn cứ tại Điều 30 Nghị định 81/2019/NĐ-CP quy trong phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt Bộ Công an có trách nhiệm như sau:
- Phân công, bảo đảm trang bị cho lực lượng chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt thuộc Bộ Công an.
- Phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 3 Điều 11; các điểm c, điểm d, điểm đ khoản 1 và điểm b, điểm đ khoản 2 Điều 29 Nghị định 81/2019/NĐ-CP.
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý phối hợp với các cơ quan, đơn vị quân đội trong xây dựng, huấn luyện, diễn tập và tổ chức thực hiện các phương án phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
- Chỉ đạo cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân phối hợp với các cơ quan, đơn vị Bộ đội Biên phòng, Hải quan và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện các biện pháp phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt thông qua hoạt động kiểm soát người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại các cửa khẩu do Bộ Công an phụ trách.
- Phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành liên quan thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng, chống phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt theo thẩm quyền.
- Lập danh sách tổ chức, cá nhân liên quan đến phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt thuộc phạm vi quản lý và kiến nghị với Cơ quan đầu mối quốc gia đưa vào hoặc đưa ra khỏi danh sách người bị chỉ định theo các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về chống phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý căn cứ chức năng thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Chương III và Chương IV Nghị định 81/2019/NĐ-CP; phát hiện, điều tra, xử lý các cá nhân, tổ chức phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?