Phiên họp quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính được tiến hành theo trình tự thủ tục như thế nào?
Tổ chức phiên họp quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo những hình thức nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 quy định hình thức tổ chức phiên họp quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính như sau:
Phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
1. Phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính được tổ chức trực tiếp hoặc trực tuyến.
Như vậy, hình thức tổ chức phiên họp quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính gồm tổ chức trực tiếp và tổ chức trực tuyến.
Phiên họp quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính được tiến hành theo trình tự thủ tục như thế nào? (Hình từ Internet)
Phiên họp quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính được tiến hành theo thủ tục như thế nào?
Tại khoản 3 Điều 21 Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 quy định về trình tự thủ tục tiến hành phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính như sau:
- Thẩm phán tuyên bố khai mạc phiên họp;
- Thẩm phán phải giải thích quyền và nghĩa vụ của những người tham gia phiên họp.
Trường hợp có yêu cầu thay đổi Thẩm phán, Thư ký phiên họp thì Thẩm phán phải xem xét; nếu thuộc trường hợp quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh này thì tạm dừng phiên họp và báo cáo Chánh án Tòa án xem xét, quyết định.
Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán thì hoãn phiên họp, thay đổi Thư ký phiên họp mà không có Thư ký khác thay thế thì hoãn phiên họp. Việc hoãn phiên họp được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 20 của Pháp lệnh này;
- Người đề nghị hoặc người được ủy quyền trình bày nội dung đề nghị;
- Người bị đề nghị, người đại diện hợp pháp của người bị đề nghị (nếu có), cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên trình bày ý kiến về nội dung đề nghị;
- Người đề nghị hoặc người được ủy quyền; người bị đề nghị, người đại diện hợp pháp của người bị đề nghị (nếu có); cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị trình bày ý kiến về căn cứ áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng để thay thế cho biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng; nhân thân của người bị đề nghị; tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ; hình thức, biện pháp đã giáo dục; đề nghị hoặc không đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng;
- Người giám định, chuyên gia y tế, tâm lý, giáo dục, xã hội học, đại diện của nhà trường nơi người bị đề nghị học tập, đại diện cơ quan, tổ chức nơi người bị đề nghị làm việc, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức của thành viên của Mặt trận nơi người bị đề nghị cư trú và những người khác tham gia phiên họp trình bày ý kiến để làm rõ các vấn đề có liên quan. Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã tham gia phiên họp trình bày ý kiến về bảo vệ trẻ em;
- Thẩm phán hỏi người đề nghị hoặc người được ủy quyền; người bị đề nghị, người đại diện hợp pháp của người bị đề nghị (nếu có); cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên và những người khác tham gia phiên họp để làm rõ các vấn đề có liên quan;
- Người bị đề nghị, người đại diện hợp pháp của người bị đề nghị (nếu có); cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị tranh luận các vấn đề có liên quan với người đề nghị hoặc người được ủy quyền.
Việc tranh luận được tiến hành theo sự điều hành của Thẩm phán. Người tham gia tranh luận có quyền đối đáp lại ý kiến của người khác. Thẩm phán tiến hành phiên họp không được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho họ tranh luận, trình bày hết ý kiến; có quyền yêu cầu dừng những ý kiến không liên quan đến vụ việc hoặc ý kiến lặp lại;
- Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của Tòa án, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của Pháp lệnh này;
- Thẩm phán quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc trường hợp quy định tại Điều 16 của Pháp lệnh này và công bố nội dung quyết định ngay tại phiên họp.
Trường hợp Thẩm phán quyết định không áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng để thay thế cho biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định tại Điều 140a của Luật Xử lý vi phạm hành chính thì công bố quyết định áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng.
Như vậy, phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính được tiến hành theo trình tự, thủ tục như quy định trên.
Nguyên tắc tổ chức phiên họp quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính là gì?
Theo khoản 4 Điều 21 Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 quy định nguyên tắc tổ chức phiên họp quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính như sau:
Phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
...
4. Phiên họp xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng ngoài việc thực hiện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này còn phải được tổ chức thân thiện, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị; bảo đảm lợi ích tốt nhất của người bị đề nghị. Phòng họp được bố trí thân thiện, an toàn. Thẩm phán được phân công tiến hành phiên họp mặc trang phục hành chính của Tòa án. Cha mẹ hoặc người giám hộ, người đại diện hợp pháp của người bị đề nghị (nếu có) hỗ trợ người bị đề nghị tại phiên họp. Việc hỏi người bị đề nghị phải phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ phát triển, trình độ văn hóa và hiểu biết của họ. Câu hỏi cần ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc.
Theo đó, nguyên tắc tổ chức phiên họp quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính gồm:
- Tổ chức thân thiện, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị;
- Bảo đảm lợi ích tốt nhất của người bị đề nghị;
- Phòng họp được bố trí thân thiện, an toàn.
- Thẩm phán được phân công tiến hành phiên họp mặc trang phục hành chính của Tòa án.
- Việc hỏi người bị đề nghị phải phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ phát triển, trình độ văn hóa và hiểu biết của họ.
- Câu hỏi cần ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu, không hỏi nhiều vấn đề cùng một lúc.
- Cha mẹ hoặc người giám hộ, người đại diện hợp pháp của người bị đề nghị (nếu có) hỗ trợ người bị đề nghị tại phiên họp.
Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 có hiệu lực từ ngày 01/02/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định 163/QĐ-BQP năm 2025 về TTHC thay thế lĩnh vực khen thưởng về Dân quân tự vệ thuộc phạm vi của Bộ Quốc phòng?
- Vì sao thả cá chép cúng ông công ông táo? Khi thả cá chép thả cả túi ni lông có bị phạt hay không?
- Thuế suất chuyển nhượng bất động sản? Các trường hợp áp dụng thuế suất thuế TNCN đối với chuyển nhượng bất động sản?
- Bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025? Tải trọn bộ bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025?
- Cách tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi Xuân Ất Tỵ? Hướng dẫn tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi theo Thông tư 06?