Phát triển, đa dạng hóa sản phẩm Sâm Việt Nam theo chuỗi giá trị, các kênh giới thiệu, phân phối sản phẩm ở trong và ngoài nước như thế nào?
- Quan điểm và mục tiêu chung của Chương trình phát triển Sâm Việt Nam là gì?
- Phát triển, đa dạng hóa sản phẩm Sâm Việt Nam theo chuỗi giá trị, các kênh giới thiệu, phân phối sản phẩm ở trong và ngoài nước ra sao?
- Nhiệm vụ xây dựng phát triển thương hiệu, thị trường, xúc tiến thương mại Sâm Việt Nam như thế nào?
Mới đây, ngày 01/6/2023, Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định 611/QĐ-TTg năm 2023 phê duyệt Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
Quan điểm và mục tiêu chung của Chương trình phát triển Sâm Việt Nam là gì?
Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 theo Quyết định 611/QĐ-TTg năm 2023, với nội dung:
- Phát triển Sâm Việt Nam thành thương hiệu quốc gia, đưa Sâm Việt Nam thành sản phẩm chủ lực trong lĩnh vực:
+ Y - dược;
+ Chăm sóc sức khỏe;
- Đa dạng hóa sản phẩm, từng bước đưa Sâm Việt Nam thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn với bảo hộ thương hiệu Sâm Việt Nam.
- Và mục tiêu chung là xây dựng và phát triển Sâm Việt Nam thành ngành hàng có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực trong lĩnh vực y - dược và chăm sóc sức khỏe, mang thương hiệu sản phẩm quốc gia; góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Phát triển, đa dạng hóa sản phẩm Sâm Việt Nam theo chuỗi giá trị, các kênh giới thiệu, phân phối sản phẩm ở trong và ngoài nước tại Quyết định mới? (Hình internet)
Phát triển, đa dạng hóa sản phẩm Sâm Việt Nam theo chuỗi giá trị, các kênh giới thiệu, phân phối sản phẩm ở trong và ngoài nước ra sao?
Theo đó, tại tiểu mục 4 Mục IV Quyết định 611/QĐ-TTg năm 2023, Chương trình phát triển Sâm Việt Nam đã nêu rõ nhiệm vụ thực hiện thúc đẩy chế biến, kinh doanh các sản phẩm Sâm Việt Nam bền vững theo chuỗi giá trị.
- Đầu tư, phát triển các cơ sở chế biến Sâm gắn với vùng nguyên liệu theo hướng hiện đại; ưu tiên đầu tư nhà máy sản xuất các sản phẩm từ Sâm Việt Nam bao gồm: thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, hóa mỹ phẩm, sản phẩm thực dưỡng..,
Trong đó tỷ lệ các doanh nghiệp, cơ sở chế biến Sâm đạt tiêu chuẩn chất lượng GMP - WHO (hướng dẫn thực hành sản xuất tốt) hoặc tương đương đạt ít nhất 50%. Nghiên cứu, đầu tư phát triển công nghiệp dược tại tỉnh Quảng Nam, với Sâm Việt Nam là cây chủ lực.
- Phát triển, đa dạng hóa sản phẩm Sâm Việt Nam theo chuỗi giá trị, đạt khoảng 50 - 80 sản phẩm vào năm 2030; phát triển các kênh giới thiệu, phân phối sản phẩm ở trong và ngoài nước.
- Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc Sâm Việt Nam, đảm bảo các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; khuyến khích các tổ chức hình thành các phòng kiểm định nguồn gốc, chất lượng Sâm Việt Nam đạt tiêu chuẩn GLP tại các vùng trọng điểm nuôi trồng và chế biến sản phẩm Sâm.
- Hỗ trợ xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ các các sản phẩm Sâm Việt Nam tại các tỉnh Quảng Nam, Kon Tum và Lai Châu.
Như vậy, việc phát triển, đa dạng hóa sản phẩm Sâm Việt Nam theo chuỗi giá trị, đạt khoảng 50 - 80 sản phẩm vào năm 2030 và phát triển các kênh giới thiệu, phân phối sản phẩm ở trong và ngoài nước được nhấn mạnh thực hiện trong giai đoạn đến 2030 và đến 2045.
Nhiệm vụ xây dựng phát triển thương hiệu, thị trường, xúc tiến thương mại Sâm Việt Nam như thế nào?
Tại tiểu mục 5 Mục IV Quyết định 611/QĐ-TTg năm 2023 đã đề ra nhiệm vụ xây dựng phát triển thương hiệu, thị trường, xúc tiến thương mại bao gồm:
- Hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu và phát triển sản phẩm Sâm Việt Nam trong nước và quốc tế.
- Tổ chức triển lãm giới thiệu các sản phẩm Sâm Việt Nam gắn với phát triển làng du lịch cộng đồng thông qua tổ chức các lễ hội văn hóa Sâm hằng năm để quảng bá nét đặc sắc về văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số vùng miền núi tại 03 tỉnh: Quảng Nam, Kon Tum, Lai Châu.
- Tăng cường tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm Sâm Việt Nam trong nước và quốc tế.
- Tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng kết hợp với giới thiệu về văn hóa, truyền thống canh tác và sử dụng Sâm Việt Nam tại 03 tỉnh: Quảng Nam, Kon Tum, Lai Châu.
Đồng thời, nhiệm vụ về phát triển hạ tầng vùng trồng Sâm Việt Nam gắn với phát triển hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi được nêu rõ gồm các nội dung thực hiện sau:
- Đầu tư, nâng cấp các cơ sở sản xuất giống Sâm Việt Nam hiện đại trên cơ sở xác định cụ thể về quy mô diện tích vùng trồng gắn với quản lý, truy xuất nguồn gốc giống.
- Đầu tư, nâng cấp hệ thống giao thông, điện kết nối đến các huyện, xã có vùng nguyên liệu trồng Sâm Việt Nam tập trung và các cơ sở chế biến tại các tỉnh tham gia Chương trình thông qua lồng ghép thực hiện các Chương trình và nguồn vốn đầu tư công.
- Đầu tư hạ tầng thiết yếu khác phục vụ sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm Sâm Việt Nam.
Theo đó, Thủ tướng cũng yêu cầu, căn cứ vào các nhiệm vụ được giao trong Chương trình, các bộ, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch và lập dự toán nhu cầu kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Các địa phương có trách nhiệm bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp để thực hiện Chương trình tại địa phương theo quy định của pháp luật; ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương khó khăn chưa tự cân đối được ngân sách theo quy định của pháp luật hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?