Phát hiện sai phạm của chính quyền địa phương trong thực hiện dân chủ tại cơ sở thì khiếu nại, tố cáo đến cơ quan nào?
- Trong thực hiện dân chủ tại cơ sở, công dân có quyền kiểm tra, giám sát những nội dung gì?
- Khi phát hiện sai phạm hoạt động của chính quyền địa phương trong thực hiện dân chủ tại cơ sở, công dân khiếu nại, tố cáo đến đâu?
- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gì trong bảo đảm để Nhân dân thực hiện kiểm tra, giám sát?
Trong thực hiện dân chủ tại cơ sở, công dân có quyền kiểm tra, giám sát những nội dung gì?
Căn cứ Điều 30 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định như sau:
Nội dung kiểm tra, giám sát
1. Công dân kiểm tra việc thực hiện các nội dung mà Nhân dân đã bàn và quyết định quy định tại Điều 15 của Luật này.
2. Công dân giám sát việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở và việc thực hiện chính sách, pháp luật của chính quyền địa phương cấp xã, cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
Về quyền kiểm tra, công dân kiểm tra việc thực hiện các nội dung mà Nhân dân đã bàn và quyết định như sau:
- Chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng trong phạm vi địa bàn cấp xã, ở thôn, tổ dân phố do Nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí, tài sản, công sức.
- Việc thu, chi, quản lý các khoản đóng góp của Nhân dân tại cộng đồng dân cư ngoài các khoản đã được pháp luật quy định; việc thu, chi, quản lý các khoản kinh phí, tài sản do cộng đồng dân cư được giao quản lý hoặc được tiếp nhận từ các nguồn thu, tài trợ, ủng hộ hợp pháp khác.
- Nội dung hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư.
- Bầu, cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.
- Bầu, cho thôi làm thành viên Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.
- Các công việc tự quản khác trong nội bộ cộng đồng dân cư không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với thuần phong, mỹ tục và đạo đức xã hội.
Về quyền giám sát, công dân giám sát việc tổ chức thực hiện dân chủ ở cơ sở và việc thực hiện chính sách, pháp luật của chính quyền địa phương cấp xã, cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
Phát hiện sai phạm của chính quyền địa phương trong thực hiện dân chủ tại cơ sở thì khiếu nại, tố cáo đến cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Khi phát hiện sai phạm hoạt động của chính quyền địa phương trong thực hiện dân chủ tại cơ sở, công dân khiếu nại, tố cáo đến đâu?
Căn cứ Điều 34 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định như sau:
Xử lý kết quả kiểm tra, giám sát của Nhân dân
1. Thông qua việc kiểm tra, giám sát trực tiếp, Nhân dân đánh giá mức độ hài lòng đối với hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã, đối với cán bộ, công chức cấp xã trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính, giải quyết công việc của công dân.
2. Khi phát hiện hành vi, nội dung có dấu hiệu vi phạm, công dân có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật hoặc kiến nghị, phản ánh đến chính quyền địa phương cấp xã, cán bộ, công chức cấp xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố, các tổ chức, đoàn thể mà mình là thành viên, hội viên, đến đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân hoặc phản ánh, đề nghị Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng, tổ chức tự quản khác ở địa phương được thành lập theo quy định của pháp luật xem xét, thực hiện kiểm tra, giám sát theo chức năng, nhiệm vụ.
3. Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng thay mặt Nhân dân thực hiện kiểm tra, giám sát theo quy định tại Tiểu mục 2 và Tiểu mục 3 của Mục này.
Thông qua việc kiểm tra, giám sát trực tiếp, Nhân dân đánh giá mức độ hài lòng đối với hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã, đối với cán bộ, công chức cấp xã trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính, giải quyết công việc của công dân.
Theo đó, khi phát hiện hành vi, nội dung có dấu hiệu vi phạm, công dân có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật hoặc kiến nghị, phản ánh đến chính quyền địa phương cấp xã, cán bộ, công chức cấp xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố, các tổ chức, đoàn thể mà mình là thành viên, hội viên, đến đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân hoặc phản ánh, đề nghị Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng, tổ chức tự quản khác
Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gì trong bảo đảm để Nhân dân thực hiện kiểm tra, giám sát?
Căn cứ khoản 2 Điều 35 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc bảo đảm để Nhân dân thực hiện kiểm tra, giám sát, cụ thể như sau:
- Tạo lập và bảo đảm vận hành ổn định, thường xuyên hệ thống đánh giá mức độ hài lòng của Nhân dân, tiếp nhận góp ý, kiến nghị, phản ánh để người dân có thể trực tiếp bày tỏ thái độ, sự đánh giá, nhận xét đối với hoạt động của chính quyền địa phương và của cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính, giải quyết công việc của công dân;
- Xem xét, giải quyết, giải trình và trả lời kịp thời khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân, kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã hoặc báo cáo, chuyển thông tin đến cơ quan có thẩm quyền đối với những vấn đề không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình;
- Phối hợp cùng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, căn cứ vào yêu cầu, đặc điểm và điều kiện thực tế của địa phương, xây dựng và ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn để quy định cụ thể hơn nội dung, cách thức thực hiện dân chủ trên địa bàn cấp xã làm cơ sở để công dân kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Nội dung của quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn có thể mở rộng hơn phạm vi thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn nhưng không được trái hoặc hạn chế việc thực hiện các nội dung đã được quy định trong Luật này. Khuyến khích các địa phương xây dựng và ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong từng lĩnh vực, nội dung hoạt động cụ thể ở xã, phường, thị trấn;
- Tạo điều kiện và bảo đảm để Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng và các tổ chức tự quản khác của Nhân dân ở địa phương thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật;
- Xử lý người có hành vi cản trở công dân thực hiện quyền kiểm tra, giám sát hoặc người có hành vi trả thù, trù dập người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có hiệu lực 01/07/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự toán xây dựng công trình điều chỉnh gồm những phần dự toán nào? Quyết định phê duyệt dự toán xây dựng công trình gửi cho ai?
- Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại có được chấm dứt chương trình khuyến mại trước thời hạn đã công bố không?
- Điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa xuất khẩu là gì? Biện pháp xử lý hàng hóa xuất khẩu không bảo đảm điều kiện xuất khẩu?
- Công trình xây dựng theo tuyến được miễn giấy phép xây dựng khi nào theo quy định của pháp luật?
- Ngân hàng liên doanh được tổ chức dưới hình thức nào? Thành viên sáng lập là ngân hàng thương mại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện gì?