Phân loại và tiêu chí xác định kinh tế trang trại, hoạt động du lịch trong trang trại nông nghiệp như thế nào?
Đề xuất quy định về phân loại kinh tế trang trại?
Việc phân loại kinh tế trang trại được đề xuất tại Điều 4 Dự thảo 2 Nghị định Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại như sau:
Phân loại kinh tế trang trại
Trang trại nông nghiệp được phân loại thành 02 nhóm:
1. Trang trại nông nghiệp chuyên ngành được xác định theo lĩnh vực sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, diêm nghiệp và tỷ trọng giá trị sản xuất của lĩnh vực chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản xuất của trang trại trong năm. Trang trại nông nghiệp chuyên ngành được phân thành 05 loại như sau:
a) Trang trại trồng trọt: Là trang trại có hoạt động sản xuất trồng trọt, chủ yếu là trồng cây hàng năm, cây lâu năm và các loại cây trồng đặc thù (như nấm ăn hoặc một số loại cây khác); nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp đáp ứng yêu cầu về tiêu chí kinh tế trang trại;
b) Trang trại chăn nuôi: Là trang trại có hoạt động sản xuất chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt dành cho sản xuất, kinh doanh chăn nuôi; chủ yếu là chăn nuôi trâu, bò, ngựa, lừa, la, dê, cừu, lợn, gia cầm và các loại vật nuôi đặc thù trên cạn (như chim yến, ong, hươu hoặc một số động vật khác sống trên cạn thuộc Danh mục động vật khác được phép chăn nuôi) đáp ứng yêu cầu về tiêu chí kinh tế trang trại;
c) Trang trại lâm nghiệp: Là trang trại có hoạt động sản xuất trên đất quy hoạch sử dụng vào mục đích lâm nghiệp, hoạt động chủ yếu là gieo ươm, trồng, chăm sóc và khai thác cây rừng hoặc các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ từ rừng đáp ứng yêu cầu về tiêu chí kinh tế trang trại;
d) Trang trại nuôi trồng thủy sản: Là trang trại có hoạt động sản xuất nuôi trồng thủy sản, sản xuất giống thuỷ sản đáp ứng yêu cầu về tiêu chí kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản theo quy định;
e) Trang trại sản xuất muối: Là trang trại có hoạt động sản xuất muối từ nước biển, nước mặn ngầm hoặc khai thác từ mỏ muối đáp ứng yêu cầu về tiêu chí kinh tế trang trại.
2. Trang trại nông nghiệp tổng hợp là trang trại tổ chức nhiều hoạt động sản xuất chuyên ngành nông nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này; trong đó không có lĩnh vực sản xuất nào có tỷ trọng giá trị sản xuất chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản xuất của trang trại trong năm.
Theo đó, kinh tế trang trại được phân thành 02 loại là trang trại nông nghiệp chuyên ngành và trang trại nông nghiệp tổng hợp. Mỗi loại trang trạng sẽ có tiêu chí phân loại riêng theo đề xuất trên.
Phân loại và tiêu chí xác định kinh tế trang trại và hoạt động du lịch trong trang trại nông nghiệp? (Hình ảnh từ Internet)
Đề xuất tiêu chí kinh tế trang trại nông nghiệp như thế nào?
Tiêu chí kinh tế trang trại nông nghiệp được đề xuất tại Điều 5 Dự thảo 2 Nghị định Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại như sau:
Tiêu chí kinh tế trang trại nông nghiệp
1. Đối với trang trại nông nghiệp chuyên ngành:
a) Trồng trọt: Tổng diện tích đất sản xuất từ 01 ha trở lên và giá trị sản xuất đạt từ 01 tỷ đồng/năm trở lên;
b) Chăn nuôi: Giá trị sản xuất phải đạt từ 02 tỷ đồng/năm trở lên và đạt quy mô về số lượng vật nuôi theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020; đảm bảo điều kiện về chăn nuôi trang trại quy định tại khoản 1 và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi theo quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật Chăn nuôi;
c) Nuôi trồng thủy sản: Tổng diện tích đất sản xuất từ 01 ha trở lên và giá trị sản xuất đạt từ 02 tỷ đồng/năm trở lên;
d) Lâm nghiệp: Tổng diện tích đất sản xuất từ 10 ha trở lên và giá trị sản xuất đạt từ 01 tỷ đồng/năm trở lên;
đ) Sản xuất muối: Tổng diện tích đất sản xuất từ 01 ha trở lên và giá trị sản xuất đạt từ 0,35 tỷ đồng/năm trở lên;
2. Đối với trang trại nông nghiệp tổng hợp: Tổng diện tích đất sản xuất từ 01 ha trở lên và giá trị sản xuất bình quân đạt từ 02 tỷ đồng/năm trở lên;
3. Trang trại nông nghiệp có kết hợp hoạt động du lịch nông nghiệp, nông thôn và dịch vụ phát triển nông nghiệp phải đáp ứng các tiêu chí của trang trại nông nghiệp chuyên ngành hoặc trang trại nông nghiệp tổng hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này đồng thời đáp ứng tiêu chí quy định tại Điều 6 Nghị định này.
4. Trang trại nông nghiệp có kết hợp hoạt động phi nông nghiệp khác phải đáp ứng các tiêu chí của trang trại nông nghiệp chuyên ngành hoặc trang trại nông nghiệp tổng hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này đồng thời đáp ứng tiêu chí quy định tại Điều 7 Nghị định này.
Theo đó, kinh tế trang trại nông nghiệp phụ thuộc 02 tiêu chí chính là tổng diện tích đất sản xuất và giá trị sản xuất.
Mỗi trang trại nông nghiệp sẽ có tiêu chí tổng diện tích đất sản xuất và giá trị sản xuất riêng.
Đề xuất tiêu chí quy định đối với hoạt động du lịch trong trang trại nông nghiệp như thế nào?
Tại Điều 6 Dự thảo 2 Nghị định Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại đề xuất về tiêu chí quy định đối hoạt động du lịch trong trang trại nông nghiệp, cụ thể:
Tiêu chí quy định đối với hoạt động du lịch trong trang trại nông nghiệp
a) Trang trại nông nghiệp có kết hợp hoạt động du lịch có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ hoạt động du lịch, bao gồm:
Có các hạng mục công trình phục vụ du lịch theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
Có kết nối giao thông, thông tin liên lạc thuận lợi; được cung cấp điện, nước sạch; có bãi đỗ xe, đường giao thông nội bộ, biển chỉ dẫn;
Nhà vệ sinh đảm bảo sạch sẽ, được bố trí hợp lý đáp ứng nhu cầu khách du lịch vào thời kỳ cao điểm và bảo đảm theo tiêu chuẩn nhà tiêu tại QCVN 01:2011/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà tiêu - Điều kiện bảo đảm hợp vệ sinh được ban hành kèm theo Thông tư số 27/2011/TT-BYT ngày 24 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế.
c) Tiêu chí về lao động:
Lao động do Chủ trang trại thuê phải có hợp đồng theo quy định của pháp luật;
Phải bố trí đủ nhân viên đáp ứng tiêu chuẩn quy định để phục vụ khách du lịch.
d) Tiêu chí về bảo vệ môi trường:
Môi trường trong trang trại có kết hợp hoạt động du lịch được bảo vệ, tôn tạo và phát triển theo xu hướng xanh, sạch, đẹp, thân thiện với môi trường, không xâm hại tài nguyên, cảnh quan môi trường và các loài sinh vật;
Căn cứ vào quy mô hoạt động của trang trại có kết hợp hoạt động du lịch, việc đầu tư, kinh doanh du lịch cần đảm bảo tuân thủ theo các quy định hướng dẫn hiện hành về công tác bảo vệ môi trường đối với cơ sở du lịch và dịch vụ tại các khu, điểm du lịch; bảo vệ môi trường trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch và các quy định có liên quan của pháp luật về bảo vệ môi trường;
Thực hiện thu gom và xử lý nước thải, chất thải trong trang trại có kết hợp hoạt động du lịch theo quy định hiện hành.
đ) Tiêu chí tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch
Các trang trại có kết hợp hoạt động du lịch phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành:
Thực hiện đăng ký, nghĩa vụ kinh doanh từng loại hình kinh doanh dịch vụ theo quy định của pháp luật;
Đảm bảo điều kiện kinh doanh đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện;
Chấp hành sự kiểm tra, giám sát về chất lượng các dịch vụ phục vụ khách du lịch, thực hiện niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết;
Cung cấp thông tin cho khách du lịch về quy định bảo vệ tài nguyên du lịch, vệ sinh môi trường, đa dạng sinh học; không được để khách lợi dụng hoạt động du lịch gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội;
Niêm yết quy định bảo vệ tài nguyên du lịch; bảo vệ môi trường với nội dung trong niêm yết phải ghi rõ các hành vi bị nghiêm cấm đã được quy định Điều 6 của Luật Bảo vệ môi trường 2020 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan, các hành vi liên quan trực tiếp đến việc bảo vệ môi trường của cơ sở, đa dạng sinh học; không được để khách lợi dụng hoạt động du lịch. gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội.
e) Tiêu chí và quy định khác:
Đảm bảo các điều kiện về an ninh, an toàn, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống cháy nổ theo quy định của pháp luật.
Theo đó, hoạt động du lịch trong trang trại nông nghiệp phải đảm bảo các tiêu chí sau đây:
- Có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ hoạt động du lịch;
- Tiêu chí về lao động;
- Tiêu chí về bảo vệ môi trường;
- Tiêu chí tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch;
- Các tiêu chí khác như: an ninh, trật tự, an toàn xã hội...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?
- Cách viết báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo quản lý năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm 2024?