Phân loại thống kê theo loại hình kinh tế? Mục đích phân loại thống kê theo loại hình kinh tế là gì?
Phân loại thống kê theo loại hình kinh tế được quy định như thế nào?
Phân loại thống kê theo loại hình kinh tế được quy định tại Điều 5 Thông tư 07/2025/TT-BKHĐT, cụ thể như sau:
- Phân loại thống kê theo loại hình kinh tế là bảng phân loại các đơn vị kinh tế theo các loại hình kinh tế.
- Phân loại thống kê theo loại hình kinh tế gồm danh mục và nội dung được quy định chi tiết tại phụ lục kèm theo Thông tư 07/2025/TT-BKHĐT.
- Danh mục phân loại thống kê theo loại hình kinh tế gồm 02 cấp:
+ Cấp 1 gồm 04 loại hình kinh tế được mã hóa lần lượt từ 1 đến 4.
+ Cấp 2 gồm 17 loại hình kinh tế; mỗi loại hình kinh tế cấp 2 được mã hóa bằng hai chữ số theo cấp 1 tương ứng.
- Nội dung của phân loại thống kê theo loại hình kinh tế quy định:
+ Các đơn vị kinh tế được xác định trong loại hình kinh tế.
+ Các đơn vị kinh tế được loại trừ trong loại hình kinh tế này nhưng được xác định trong loại hình kinh tế khác.
Phân loại thống kê theo loại hình kinh tế? Mục đích phân loại thống kê theo loại hình kinh tế là gì? (Hình từ Internet)
Mục đích phân loại thống kê theo loại hình kinh tế là gì?
Mục đích phân loại thống kê theo loại hình kinh tế được quy định tại Điều 2 Thông tư 07/2025/TT-BKHĐT, cụ thể như sau:
- Phân loại thống kê theo loại hình kinh tế được ban hành để sử dụng trong hoạt động thống kê nhà nước.
- Phân loại thống kê theo loại hình kinh tế là cơ sở để xếp các đơn vị kinh tế có cùng tính chất vào loại hình kinh tế tương ứng.
*Trên đây là thông tin về Phân loại thống kê theo loại hình kinh tế? Mục đích phân loại thống kê theo loại hình kinh tế là gì?
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thống kê và sử dụng thông tin thống kê là gì?
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thống kê và sử dụng thông tin thống kê được quy định tại Điều 10 Luật Thống kê 2015, cụ thể như sau:
- Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thống kê nhà nước và sử dụng thông tin thống kê nhà nước gồm:
+ Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời, cản trở việc cung cấp thông tin theo phương án điều tra thống kê, chế độ báo cáo thống kê và từ dữ liệu hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định;
+ Khai man, làm sai lệch dữ liệu thông tin thống kê;
+ Can thiệp, ép buộc, áp đặt, mua chuộc, đe dọa, dụ dỗ người khác khai man, làm sai lệch dữ liệu, thông tin thống kê và sử dụng thông tin thống kê;
+ Thực hiện sai các quy định trong phương án điều tra thống kê, chế độ báo cáo thống kê, sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê; tự sửa đổi thông tin khi thực hiện điều tra, báo cáo thống kê và cung cấp thông tin từ dữ liệu hành chính;
+ Báo cáo, công bố, phổ biến thông tin thống kê không chính xác;
+ Tiết lộ thông tin thống kê thuộc danh mục bí mật nhà nước; tiết lộ dữ liệu, thông tin thống kê chưa được công bố; sử dụng dữ liệu, thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân ngoài mục đích thống kê khi chưa được sự đồng ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó;
+ Quyết định điều tra thống kê, ban hành chế độ báo cáo thống kê trái quy định của pháp luật về thống kê.
- Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thống kê, sử dụng thông tin thống kê ngoài thống kê nhà nước gồm:
+ Các hành vi quy định tại các điểm b, c và e khoản 1 Điều 10 Luật Thống kê 2015.
+ Thu thập, phổ biến thông tin thống kê thuộc bí mật nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Lưu ý: Nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê và sử dụng dữ liệu, thông tin thống kê được quy định tại Điều 5 Luật Thống kê 2015, cụ thể như sau:
- Nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê nhà nước gồm:
+ Trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời;
+ Độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ thống kê;
+ Thống nhất về nghiệp vụ, không trùng lặp, không chồng chéo;
+ Công khai, minh bạch;
+ Có tính so sánh.
- Nguyên tắc cơ bản của hoạt động thống kê ngoài thống kê nhà nước gồm:
+ Các nguyên tắc quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 5 Luật Thống kê 2015;
+ Tự nguyện, tự chịu trách nhiệm;
+ Không xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Nguyên tắc cơ bản của sử dụng dữ liệu và thông tin thống kê gồm:
+ Trích dẫn nguồn dữ liệu, thông tin thống kê khi sử dụng;
+ Bình đẳng trong tiếp cận và sử dụng dữ liệu, thông tin thống kê nhà nước đã được công bố;
+ Bảo mật dữ liệu, thông tin thống kê theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Thông tư 07/2025/TT-BKHĐT về phân loại thống kê theo loại hình kinh tế được có hiệu lực kể từ ngày 1/5/2025 (được quy định tại Điều 7 Thông tư 07/2025/TT-BKHĐT).


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài văn tả cô giáo hay? Tả cô giáo mà em yêu quý nhất? Cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm những trường nào?
- Sao Thủy Diệu tốt hay xấu 2025? Sao Thủy Diệu chiếu mệnh là gì? Sao Thủy Diệu 2025 hợp màu gì?
- Quy trình, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng theo Nghị định 147 ra sao?
- Tổng hợp các đoạn văn nghị luận về hiện tượng đời sống Ngữ văn lớp 9? Điều kiện để học sinh lớp 9 được khen thưởng danh hiệu học sinh giỏi?
- Lời chúc, lời cảm ơn bác sĩ hay nhất nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 2 từ bệnh nhân, gia đình bệnh nhân? Bác sĩ cao cấp phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?