Phấn đấu đến năm 2030 đạt 50% công nhân lao động tại doanh nghiệp đạt danh hiệu Công dân học tập?
- Mục tiêu của chương trình đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2030?
- Nhiệm vụ và giải pháp đổi mới mô hình học tập nhằm đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động?
- Kinh phí thực hiện Chương trình đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2030 được quy định như thế nào?
Mục tiêu của chương trình đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2030?
Căn cứ Mục I Quyết định 1268/QĐ-TTg năm 2022, xác định mục tiêu của chương trình đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2030 như sau:
- Mục tiêu chung:
+ Tiếp tục khơi dậy, phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc trong công nhân lao động;
+ Tuyên truyền, vận động để công nhân lao động tại doanh nghiệp hình thành thói quen tự học, tích cực học tập suốt đời;
+ Hỗ trợ, tạo điều kiện để công nhân lao động tại các doanh nghiệp học tập nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
+ Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc, tiếp cận hệ thống giáo dục mở, góp phần đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.
- Mục tiêu cụ thể
+ Về chính trị, pháp luật: Phấn đấu đến năm 2025 đạt 70%, đến năm 2030 đạt 90% công nhân lao động tại các doanh nghiệp được tuyên truyền, phổ biến, học tập, quán triệt những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan đến công nhân lao động gắn với những nội dung lý luận về chức năng, nhiệm vụ của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam.
+ Về kỹ năng nghề nghiệp: Phấn đấu đến năm 2025 đạt 50%, đến năm 2030 đạt 75% công nhân lao động tại các doanh nghiệp tham gia học tập nâng cao trình độ tay nghề, kỹ năng nghề.
+ Về kỹ năng sống: Phấn đấu đến năm 2025 đạt 50%, đến năm 2030 đạt 75% công nhân lao động tại các doanh nghiệp tham gia học tập các nội dung giáo dục kỹ năng sống.
+ Về ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số: Phấn đấu đến năm 2025 đạt 40%, đến năm 2030 đạt 65% công nhân lao động tại các doanh nghiệp được phổ biến về công nghệ thông tin, công nghệ số.
+ Về mô hình học tập: Phấn đấu đến năm 2025 đạt 30%, đến năm 2030 đạt 50% công nhân lao động tại các doanh nghiệp đạt danh hiệu “Công dân học tập” do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Phấn đấu đến năm 2030 đạt 50% công nhân lao động tại doanh nghiệp đạt danh hiệu Công dân học tập? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và giải pháp đổi mới mô hình học tập nhằm đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động?
Căn cứ Mục II Quyết định 1268/QĐ-TTg năm 2022, Chính phủ đã xác định các nhiệm vụ và giải pháp đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2030 như sau:
+ Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về học tập suốt đời, góp phần xây dựng xã hội học tập;
+ Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong tổ chức các hoạt động học tập suốt đời cho công nhân lao động;
+ Tổ chức các phong trào thi đua, cuộc vận động, các hoạt động hỗ trợ thúc đẩy học tập suốt đời trong công nhân lao động;
+ Tăng cường phối hợp giữa các cấp, ngành, các cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực học tập suốt đời cho công nhân lao động.
Trong đó, nổi bật là nhiệm vụ đổi mới mô hình học tập. Được chỉ ra thông qua nhiệm vụ đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong tổ chức các hoạt động học tập suốt đời cho công nhân lao động, cụ thể:
+ Cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học: Đa dạng hóa các hình thức học tập, phương thức học tập; đẩy mạnh đào tạo từ xa theo quy định của pháp luật về giáo dục và đào tạo để giúp công nhân lao động học tập, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật; xây dựng, khai thác, tích hợp, chia sẻ nguồn tài nguyên giáo dục mở, học liệu mở với các cơ sở giáo dục, các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.
+ Cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Nghiên cứu thị trường lao động, chủ động phối hợp với các doanh nghiệp để đa dạng, linh hoạt trong đào tạo nâng cao tay nghề, kỹ năng nghề cho công nhân lao động; gắn kết đào tạo nghề theo địa chỉ, đa dạng các hình thức đào tạo, khuyến khích phương thức tự học để giúp công nhân lao động học tập, nâng cao trình độ tay nghề.
+ Các thiết chế văn hoá, thể thao: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; đổi mới, sáng tạo các mô hình hoạt động và nâng cao chất lượng các dịch vụ phục vụ học tập suốt đời, hỗ trợ công nhân lao động đến tham gia sinh hoạt và học tập.
Kinh phí thực hiện Chương trình đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2030 được quy định như thế nào?
Căn cứ Mục III Quyết định 1268/QĐ-TTg năm 2022 quy định kinh phí thực hiện chương trình là từ các nguồn:
+ Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ theo khả năng cân đối và phân cấp ngân sách quy định tại Luật Ngân sách nhà nước;
+ Kinh phí từ tài chính công đoàn trên cơ sở cân đối các nguồn thu chi của công đoàn các cấp (không bao gồm ngân sách nhà nước);
+ Và các nguồn huy động hợp pháp khác.
Như vậy, kinh phí thực hiện Chương trình đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2030 đã được đa dạng hóa từ nhiều nguồn ngoài Ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?