Phấn đấu đến năm 2028 đảm bảo 100% cán bộ làm công tác quyền con người, 100% cán bộ làm công tác quản lý thông tin, truyền thông?
Công tác tuyên truyền về quyền con người hướng đến mục tiêu cụ thể như thế nào?
Quyền con người là những quyền tự nhiên, vốn có của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế. Ở nước ta, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được ghi nhận tại Chương II Hiến pháp 2013.
Công tác tuyên truyền quyền con người tại nước ta đã và đang được đẩy mạnh qua từng năm. Nhằm hướng đến việc thực hiện truyền thông về quyền con người tại Việt Nam. Ngày 14/9/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 1079/QĐ-TTg năm 2022 Phê duyệt đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam.
Theo đó, Đề án này đã xác định công tác tuyên truyền về quyền con người là nhiệm vụ chính trị và là trách nhiệm thường xuyên của cả hệ thống chính trị. Kết quả tuyên truyền đạt hiệu quả chỉ khi công tác bảo đảm và thúc đẩy quyền con người đạt được kết quả tốt.
Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam cũng đã xác định mục tiêu của đề án này là đến năm 2028 đạt được những kết quả như sau:
Thứ nhất, 100% cơ quan hành chính nhà nước thực hiện cơ chế phát ngôn và cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí về công tác quyền con người về tình hình và kết quả công tác quyền con người
Thứ hai, đảm bảo 100% cán bộ làm công tác quyền con người, 100% cán bộ làm công tác quản lý thông tin, truyền thông, 100% nhân sự tham gia công tác thông tin đối ngoại của các cơ quan báo chí, 70% cán bộ chủ chốt của các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp trung ương và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được cập nhật thông tin tình hình công tác quyền con người ở Việt Nam, tập huấn kiến thức, kỹ năng truyền thông về quyền con người.
Thứ ba, tổ chức chuỗi triển lãm ảnh, tài liệu lưu trữ về quyền con người ở Việt Nam tại 63 tỉnh thành và một số địa điểm nước ngoài.
Thứ tư, thực hiện biên soạn, xuất bản và tái bản 1.000 đầu sách về quyền con người; đa dạng hóa hình thức các sản phẩm truyền thông đại chúng. Nâng tỉ trọng các sản phẩm truyền thông bằng tiếng dân tộc, tiếng nước ngoài và sản phẩm truyền thông trên nền tảng số chiếm từ 15% đến 20% tổng số sản phẩm truyền thông về quyền con người.
Thứ năm, tất cả nguồn dữ liệu và sản phẩm truyền thông của Đề án được số hóa, kết nối, sử dụng chung và phổ biến trên không gian mạng. Giảm thông tin sai lệch, tin giả, tin xấu độc xâm hại quyền con người trên không gian mạng xuống còn dưới 10% tổng số thông tin về quyền con người ở Việt Nam; phát hiện, xử lý 90% tin giả, tin xấu độc xâm hại quyền con người trên không gian mạng.
Thứ sáu, hoàn thành việc thực hiện khuyến nghị của quốc tế về tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức về quyền con người đã được Chính phủ Việt Nam chấp thuận, bao gồm khuyến nghị số 63, 67, 86 theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc chu kỳ III.
Phấn đấu đến năm 2028 đảm bảo 100% cán bộ làm công tác quyền con người, 100% cán bộ làm công tác quản lý thông tin, truyền thông? (Hình từ Internet)
Ứng dụng công nghệ mới vào truyền thông quyền con người là gì?
Vấn đề ứng dụng công nghệ mới vào truyền thông quyền con người tại Việt Nam đã được đặt ra tại Quyết định 1079/QĐ-TTg năm 2022 Phê duyệt đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam.
Cụ thể, để ứng dụng công nghệ vào công tác tuyên truyền này, một số giải pháp chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động truyền thông về quyền con người, bao gồm các nội dung sau đây:
+ Số hóa các tư liệu, tài liệu, xuất bản phẩm đa phương tiện là sản phẩm của Đề án. Hiệu chỉnh và xây dựng thêm các nội dung bổ trợ nhằm khai thác tối đa dữ liệu đã số hoá tiến tới xây dựng hệ sinh thái thông tin về quyền con người trên môi trường mạng.
+ Ứng dụng thực tế ảo, thực tế tăng cường, website 3D, mô hình, ứng dụng (app)... nhằm cung cấp các trải nghiệm, tương tác, phát huy tối đa sự hứng thú, tạo nên ấn tượng để người dân cùng tham gia tuyên truyền thành tựu quyền con người, quảng bá đất nước.
+ Ứng dụng công nghệ số trong giám sát thông tin trên không gian mạng để kịp thời phát hiện, phân tích các luồng thông tin phục vụ công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp ứng phó; truyền thông chủ động, điều hướng thông tin, đấu tranh chống nạn tin giả, tin xấu độc xâm hại quyền con người ở Việt Nam.
+ Xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu về quyền con người phục vụ lưu trữ, kết nối, chia sẻ, khai thác hiệu quả các sản phẩm truyền thông về quyền con người.
Công tác liên quan quyền con người trên không gian mạng được thực hiện gồm cụ thể những nội dung nào? Do cơ quan nào chịu trách nhiệm?
Căn cứ Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1079/QĐ-TTg năm 2022, đối với công tác liên quan quyền con người trên không gian mạng được thực hiện gồm cụ thể những nội dung sau:
Thứ nhất, các bộ, ngành, địa phương phối hợp với các cơ quan báo chí, tổ chức có liên quan thực hiện trách nhiệm công bố, cập nhật thông tin về kết quả triển khai thực hiện quyền con người trên hệ thống trang điện tử, cổng thông tin điện tử.
Thứ hai, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an, cơ quan báo chí, các nhà mạng viễn thông. Có trách nhiệm thực hiện đo lường, giám sát, đánh giá xu hướng thông tin liên quan đến quyền con người trên không gian mạng phục vụ công tác dự báo, chỉ đạo báo chí, định hướng dư luận.
Thứ ba, Bộ Công an phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các bộ, ngành, địa phương và cơ quan báo chí, có trách nhiệm rà quét phát hiện, tổ chức triển khai các biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, xử lý các hành vi lợi dụng không gian mạng xâm hại quyền con người, vi phạm pháp luật Việt Nam.
Cuối cùng, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan liên quan, có trách nhiệm đấu tranh phòng, chống tin giả, tin xấu độc xâm hại quyền con người ở Việt Nam
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự thảo hồ sơ mời thầu có nằm trong hồ sơ thẩm định phê duyệt không? Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu gồm nội dung nào?
- Người gây mất trật tự công cộng ở nơi tổ chức các hoạt động thể dục thể thao bị xử phạt bao nhiêu?
- Việc lập hồ sơ nhà ở đối với nhà ở riêng lẻ và nhà chung cư được pháp luật quy định như thế nào?
- Dự án quan trọng quốc gia theo quy định của Luật Xây dựng và Nghị định 15 gồm những dự án nào?
- Mẫu Báo cáo thống kê số phong trào thi đua? Hướng dẫn ghi Báo cáo thống kê số phong trào thi đua theo Thông tư 2 Bộ Nội vụ?